--> -->

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4/10/2018).
Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Theo đó, Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ “lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.

Trong đó kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa đối với 8 ngành nghề kinh doanh quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, gồm: Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông, hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên, hoạt động của trường chuyên biệt, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục, dịch vụ tư vấn du học.

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Có nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Nhằm thực thi Phương án của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 5/10/2024 thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP.

Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh đối với 8 ngành nghề kinh doanh nêu trên; quy định bổ sung rõ trình tự thực hiện 6 thủ tục hành chính còn vướng mắc trong triển khai thực hiện trên thực tế; bổ sung các biểu mẫu trong thành phần hồ sơ của 68/198 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT (đạt 34,3%) và bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ trực tuyến để kịp thời triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức; giảm tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính có thẩm quyền khi giải quyết thủ tục hành chính.

Công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

Tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một nội dung mới so với quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-C và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP đó là Nghị định đã bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia. Đồng thời, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức góp ý, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc này nhằm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, cũng như để phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng của đại học vùng, đại học quốc gia; hình thành đại học vùng, đại học quốc gia trên cơ sở công nhận đại học thành đại học vùng hoặc đại học quốc gia (các đại học này đã được thành lập và đang hoạt động theo quy định, nên việc đặt ra vấn đề thành lập lại là không phù hợp). Việc hình thành đại học vùng, đại học quốc gia theo hướng này nhằm tận dụng những nguồn lực, thành tựu và ưu thế sẵn có của đại học, để bảo đảm ngay sau khi được hình thành thì đại học vùng, đại học quốc gia có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh được giao.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Việc thành lập, cho phép thành lập; đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đăng ký bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được quy định tại Chương VII Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP) đến nay đã hơn 6 năm triển khai thực hiện.

Cùng với sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019, cũng như kinh nghiệm triển khai nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP cho thấy có một số quy định liên quan đến tổ chức kiểm định cần được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để phù hợp với bối cảnh thực tiễn.

Vì vậy, tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP, điều kiện thành lập, cho phép thành lập đối với tổ chức kiểm định trong nước đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với quy định của 2 Luật theo hướng quy định cụ thể tường minh các điểu kiện, bảo đảm tính khả thi và thực chất phù hợp với mô hình tổ chức công, tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, tháo gỡ khó khăn do cách hiểu của xã hội chưa thống nhất về việc “độc lập” đối với các tổ chức kiểm định công lập, không làm phát sinh tình huống phức tạp khi phải xây dựng cơ chế đặc thù đối với tổ chức công lập. Tổ chức kiểm định công hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập độc lập tự chủ cấp độ 1 theo quy định chung.

Bên cạnh các nội dung quy định điều kiện đối với tổ chức kiểm định trong nước, điểu kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn để bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài, với nội dung quy định về điều kiện rõ ràng minh bạch góp phần giảm thời gian giải trình về hồ sơ do sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đối với một tổ chức nước ngoài có nguyện vọng hoạt động tại Việt Nam.

Về thủ tục cho phép hoạt động kiểm định cũng được quy định rõ ràng, giảm thời gian thực hiện thủ tục và có hướng dẫn biểu mẫu cụ thể về trình tự thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra tại Nghị định mới đã bỏ một số nội dung quy định không phù hợp về việc giải thể tổ chức kiểm định; hầu hết các thủ tục liên quan đều được “mẫu hóa” và bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Những sự thay đổi này phù hợp với chủ trương chính sách thúc đẩy dịch vụ công và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ.

Một số nội dung khác

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông

Về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, Nghị định đã chỉnh sửa điều kiện này theo hướng đề án thành lập trường phải “phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương” để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

Về điều kiện cho phép cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hoạt động giáo dục, Nghị định quy định các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể, mang tính chuyên môn, kỹ thuật sẽ được thực hiện theo văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Đồng thời, bổ sung quy định: “Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em/học sinh theo quy định”. Lý do tại các khu vực đô thị mới, địa bàn đông dân cư đang gặp tình trạng quá tải trưởng học, trong khi đó diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục tại các khu vực này ngày càng hạn chế. Vì vậy, bổ sung quy định này nhằm khắc phục phần nào những hạn chế này tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Để bảo đảm nguyên tắc nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, Nghị định đã quy định mức vốn đầu tư để cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong nước hoạt động tương tự như mức vốn để cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Việc quy định cụ thể về mức vốn bảo đảm hoạt động của trường nhằm bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ nguồn lực tài chính để tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như duy trì và phát triển hoạt động của nhà trường; là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tăng cường vai trò và trách nhiệm của nhà đầu tư khi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP đã quy định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập một số loại hình cơ sở giáo dục thường xuyên mới theo quy định của Luật Giáo dục 2019, gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Đặc biệt, Nghị định đã làm rõ một số loại hình trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau: trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngôn ngữ và văn hóa; trung tâm giáo dục kỹ năng sống; trung tâm bồi dưỡng kiến thức văn hóa, nghệ thuật và các trung tâm khác thực hiện chương trình, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.

Đối với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Nghị định đã đơn giản hóa quy trình thành lập trung tâm (chuyển từ quy trình thành lập trung tâm theo 2 bước thành lập và cho phép hoạt động giáo dục thành quy trình 1 bước để phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Giáo dục.

Đối với trường chuyên biệt

Nghị định bổ sung quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục thành lập và cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường dự bị đại học; trường năng khiếu nghệ thuật, trường lớp dành cho người khuyết tật để thống nhất với quy định của Luật Giáo dục (Điều 61 đến Điều 63).

Trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học

Đối với trường cao đẳng sư phạm, Nghị định điều chỉnh quy định về diện tích đất xây dựng trường cao đẳng sư phạm để thống nhất với điều kiện về diện tích đất xây dựng trường cao đẳng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau: “02 ha đối với khu vực đô thị hoặc 04 ha đối với khu vực ngoài đô thị.”. Đối với trường tư thục, để bảo đảm về nguồn vốn của nhà đầu tư khi đăng ký thành lập trường, bổ sung quy định: “Vốn đầu tư xây dựng trường tư thục phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận”.

Đối với quy định điều kiện để trường được cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, Nghị định quy định theo hướng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT; có chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

Đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học để đáp ứng yêu cầu hiện nay có một số trường cao đẳng mong muốn được sáp nhập vào trường đại học nhưng không có quy định để thực hiện; bỏ quy định về thành lập, giải thể phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm vì hiện nay số lượng các trường cao đẳng sư phạm còn rất ít và xu hướng hiện tại có một số trường cao đẳng sư phạm mong muốn được sáp nhập vào cơ sở giáo dục đại học.

Đối với trường đại học, Nghị định quy định điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo theo hướng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 104, 105 Luật Giáo dục về nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục.

Nghị định cũng bổ sung thêm 02 trường hợp bị đình chỉ hoạt động để tăng cường trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở và phân hiệu .

Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Nghị định bổ sung đối tượng được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là chi nhánh của doanh nghiệp để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp là chi nhánh của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Đồng thời, quy định cụ thể thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (5 năm) để nâng cao trách nhiệm cũng như chất lượng của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và gia hạn quyết định cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động