--> -->

Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở

Những ngày vừa qua, mưa lớn diễn ra liên tục đã gây ra lũ ống, sạt lở đất đá khiến nhiều địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, mưa lớn cũng gây ngập úng cục bộ khiến nhiều tuyến đường giao thông bị ách tắc, nhiều diện tích hoa màu của người dân bị cuốn trôi.
Tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ Đã có 3 người tử vong vì mưa lũ ở Hà Giang Hà Nội: Khẩn trương khắc phục các điểm ngập úng do ảnh hưởng cơn bão số 2

Tại tỉnh Sơn La, theo ghi nhận của các phóng viên báo, đài, đến sáng 24/7, nhiều tuyến đường tại TP Sơn La (tỉnh Sơn La), chìm trong “biển nước” sau nhiều ngày mưa lớn liên tiếp.

Mưa lớn đã làm cho nhiều ngôi nhà bị ngập sâu khiến người dân phải gấp rút chạy lũ trong đêm. Một số nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tạp hóa..., ven đường bị nước lũ tràn vào, khiến nhiều đồ dùng, tài sản bị ngập úng, cuộc sống bị đảo lộn.

Chị Nguyễn Thị Hoa, phường Quyết Thắng, TP Sơn La kể: “Suốt đêm qua và rạng sáng nay, gia đình tôi đã thức trắng để kê dọn, di dời tài sản đến nơi an toàn. Tôi chưa từng thấy trận mưa nào gây ngập lụt như thế này”.

Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở
Mưa lớn gây ngập sâu tại TP Sơn La, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh ra quân hỗ trợ nhân dân.

Mưa lớn cũng khiến trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học và nhiều tuyến đường thuộc phường Quyết Thắng, Chiềng Lề, Tô Hiệu, Chiềng An, Chiềng Sinh... (TP Sơn La) bị ngập sâu. Tại các vị trí này, nước lũ chảy xiết, nhiều đoạn đường giao thông giống như dòng sông nước; nhiều ô tô đỗ hai bên đường bị ngập quá thân xe.

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, tỉnh Sơn La đã huy động các lực lượng ứng trực tại 1 số vị trí xung yếu để hướng dẫn, phân luồng giao thông; di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Công Chính, Phó chủ tịch UBND TP Sơn La, thông tin, hiện UBND thành phố đã chỉ đạo các phường, xã khẩn trương hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, chỉ đạo UBND các phường thống kê, rà soát thiệt hại để có phương án hỗ trợ kịp thời, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Còn tại địa bàn xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, mưa lớn gây ra lũ ống cuốn trôi nhiều diện tích hoa màu, ruộng lúa. Tuyến đường liên bản nối trung tâm xã với bản Mường và bản Bơ, Pơn bị sạt lở khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Ông Mùa A Thái, Chủ tịch UBND xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn xác nhận, mưa lớn kéo dài, gây ra lũ ống cuốn trôi một số diện tích hoa màu; gây sạt lở nhiều tuyến đường liên bản. Hiện địa phương đang rà soát, thống kê thiệt hại để báo cáo cấp trên.

Mưa lớn cũng gây ra sạt lở đất, đá tại đèo Chẹn thuộc Quốc lộ 37; lũ ống gây ngập lụt Trường Tiểu học - THCS Tạ Khoa, huyện Bắc Yên.

Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở
Nhiều tuyến đường ở tỉnh Sơn La bị sạt lở do mưa lớn.

Tại địa bàn xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ mưa lớn đã làm sạt lở tại 2 vị trí Km156 và Km160+620, lượng lớn cây và đất đá từ ta luy dương tràn ra đường khiến các phương tiện không thể lưu thông, ùn tắc cục bộ.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Đường bộ I.1 (Cục Đường bộ Việt Nam), do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, khiến đất đá ở phần taluy dương sụt trượt xuống đường gây cản trở giao thông.

Nhiều tuyến đường liên xã, liên bản thuộc địa bàn các xã: Mường Men, Chiềng Khoa, Tô Múa, Suối Bàng... bị ngập nước, sạt lở taluy dương, đất đá tràn ra mặt đường, các phương tiện giao thông không di chuyển được.

Hiện lực lượng chức năng vẫn đang huy động máy móc và nhân lực để khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La đã thông báo đến các địa phương thống kê thiệt hại do mưa lũ để có có phương án hỗ trợ kịp thời.

Mưa lũ cũng đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân, làm sạt lở nhiều tuyến đường ở huyện biên giới Quan Sơn, Quan Hóa và Mường Lát thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa có mưa to kéo dài, nước trên sông, suối dâng cao, nguy cơ gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Cụ thể, lúc 12h ngày 23/7, nước suối Pu ở xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa dâng cao, gây ngập đập tràn, cuốn trôi 2 ngôi nhà tạm, nhiều diện tích hoa màu, cá nuôi lồng... của người dân.

Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở
Mưa lớn kéo dài gây thiệt hại nhiều tài sản ở các huyện vùng cao Thanh Hóa.

Mưa lũ cũng khiến 2 bên cánh gà của cầu suối Pu, ở xã Thành Sơn bị sạt lở, trôi hết đất đá. Có 3 hộ tại bản Bai (xã Thành Sơn) bị sạt lở ta luy dương và lũ quét, nên phải di dời tài sản và người đến nơi an toàn.

Hiện nay, các cánh đồng lúa của địa phương này đang trong thời điểm đẻ nhánh, nhưng đã bị cuốn trôi khoảng gần 4 ha.

Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Quan Hóa, mưa lũ đã gây ra 10 điểm sạt lở taluy gây ách tắc, cản trở giao thông trên địa bàn 5 xã, gồm: Phú Xuân, Hiền Kiệt, Thành Sơn, Phú Sơn, Trung Thành... gây thiệt hại về tài sản của người dân và Nhà nước hàng trăm triệu đồng.

Tại huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), mưa lũ cũng đã khiến 4 hộ dân ở xã Mường Chanh và xã Quang Chiểu bị thiệt hại dưới 30% do nước ngập vào nhà, bị sạt nền nhà và bị đất ở taluy dương sạt lở tràn vào gầm nhà sàn.

Có hơn 7 ha lúa của người dân bị vùi lấp, thiệt hại dưới 30%, ở các xã Pù Nhi, Mường Lý, Quang Chiểu và thị trấn Mường Lát. Số lúa nước bị thiệt hại trên 70% là 6 ha, ở các xã Mường Chanh, Quang Chiểu.

Một số gia súc của người dân ở xã Mường Chanh bị lũ cuốn trôi. Nhiều ao nuôi cá của 13 hộ dân tại xã Mường Chanh nước bị tràn, thiệt hại khoảng gần 1 tấn cá các loại.

Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở
Lãnh đạo huyện Mường Lát đi thị sát và chỉ đạo khắc phục thiên tai.

Thông tin từ UBND huyện Mường Lát, mưa lũ đã khiến cống thoát nước bị sạt lở một phần trên Tỉnh lộ 521E (tại Km 22), thuộc địa phận bản Bóng xã Mường Chanh; đường lên nhà Văn hóa bản Pù Quăn (xã Pù Nhi) bị sạt 1 điểm.

Tại Km 8+200, tuyến đường bản Cá Nọi đi bản Pù Quăn sạt lở 1 điểm gây ách tắc giao thông, khối lượng đất đá khoảng 160 m3, hiện tại chưa lưu thông được.

Một số tuyến đường ở các bản Cá Nọi, Hua Pù (xã Pù Nhi) cũng bị sạt lở. Đặc biệt, tại Km 93+730, tuyến Quốc lộ 15C, do cống và rãnh thoát nước bị tắc, khi xảy ra mưa lớn bùn và đất đá tràn lên mặt đường. Còn tại Km 86+800 - Km86+800, chiều dài khoảng 100m, đang có nguy cơ sạt lở cao từ trên đồi xuống Quốc lộ 15C.

Tuyến đường Na Tao - Mường Chanh sạt lở 1 điểm tại bản Pù Quăn (xã Pù Nhi), khối lượng đất đá khoảng 120 m3. Tuyến đường nhánh từ khu phố Chiên Pục (thị trấn Mường Lát) đi bản Pù Quăn (xã Pù Nhi) là đường vành đai biên giới bị sạt lở nhiều điểm, khối lượng đất đá khoảng 150 m3, hiện tại chưa lưu thông được... Ước tính thiệt hại khoảng 550 triệu đồng.

Thường trực huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành chức năng, đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng Công an, Biên phòng, Quân đội, Dân quân tự vệ từ huyện đến cơ sở phối hợp, giúp đỡ người dân triển khai thực hiện tốt việc khắc phục hậu quả do thiên tai; chú trọng đến đời sống an sinh xã hội cho người dân vùng bị ảnh hưởng.

Tại huyện Quan Sơn, từ ngày 21 đến 23/7, mưa lũ, sạt lở đất đã làm nhà ở, các công trình phụ, tài sản của 3 hộ dân các xã Na Mèo, Trung Tiến bị hư hỏng; 5,68 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; gần 1.200 m2 diện tích nuôi thủy sản bị cuốn trôi, thiệt hại khoảng 500 kg cá; nhiều tuyến đường giao thông liên thôn của các xã Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Thủy bị hư hại...

Trước tình hình trên, huyện Quan Sơn đã chỉ đạo và phân công các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện, trực tiếp xuống địa bàn các xã chỉ đạo khắc phục hậu quả; tổ chức sơ tán các hộ dân bị sạt lở đất, có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện và chủ động các phương án theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý các tình huống khẩn cấp, nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất khi xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đã chủ trì phiên họp lần thứ 3 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Xem thêm
Phiên bản di động