Nhiều câu hỏi lớn việc lộ thông tin cá nhân từ các vụ lừa tiền phụ huynh
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh có con học tại các trường trên địa bàn TP.HCM liên tục bị kẻ gian mạo danh "giáo viên", lừa đảo hàng trăm triệu đồng. Với chung một chiêu trò, các đối tượng tự xưng là "giáo viên" sau đó gọi điện cho các phụ huynh, thông báo con họ bị té khi đang học ở trường dẫn tới chấn thương sọ não, đang cấp cứu tại bệnh viện.
Các đối tượng lừa đảo tạo thành một ekip bao gồm "giáo viên", "nhân viên y tế", "bác sĩ cấp cứu"... liên tục thúc giục phụ huynh phải chuyển tiền tạm ứng viện phí gấp để phẫu thuật cho bé. Nếu không chuyển tiền sớm, con của họ có nguy cơ không cứu được. Do quá hoảng sợ, nhiều phụ huynh đã chuyển tiền vào tài khoản mà kẻ gian cung cấp với số tiền từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Chị Phạm Diệu Uyên (43 tuổi, ngụ quận Tân Bình) có con đang học tại Trường Việt Mỹ - VAschool cho biết, sáng ngày 6/3 chị nhận được một cuộc gọi tự xưng là "thầy giáo thể dục" thông báo con của chị bị té ngã bị hôn mê, đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, yêu cầu chị chuyển tiền tạm ứng viện phí gấp. Ngay sau đó, tiếp tục có một người tự xưng là "nhân viên Bệnh viện Chợ Rẫy" gọi điện thông báo tình trạng con của chị và cũng đề nghị chuyển tiền viện phí để làm phẫu thuật.
Tin nhắn các đối tượng lừa đảo gửi cho chị Uyên. PHCC |
Chị Uyên cho biết, sau 4 cuộc gọi liên tục từ các đối tượng trên, chị đã xin số tài khoản để chuyển tiền cho các đối tượng. "Lúc họ gọi đến thông báo con tôi bị như vậy, chân tay tôi bủn rủn không nghĩ được gì, vì con tôi từng bị té gãy tay rồi nên tôi sợ lắm. Các đối tượng yêu cầu tôi chuyển khoản 50,5 triệu đồng để làm thủ tục cho con. Lúc đó tôi đã định chuyển tiền, nhưng để chắc chắn, tôi đã gọi cho giáo viên chủ nhiệm hỏi thêm", chị Uyên cho biết.
Sau khi được giáo viên chủ nhiệm quay clip con chị đang học bình thường trong lớp, chị Uyên mới biết mình bị lừa. Sau sự việc, chị Uyên đã đưa câu chuyện của mình gửi cho ban đại diện cha mẹ học sinh trường để cảnh báo việc lừa đảo, đồng thời khuyên phụ huynh nếu rơi vào tình trạng tương tự cần hết sức bình tĩnh.
Theo chị Uyên, hành vi của các đối tượng rất dễ để lừa những phụ huynh có tinh thần không vững hoặc những người lớn tuổi. Nhất là khi các đối tượng này nắm rõ nhiều thông tin của con như tên, trường, lớp... để gọi điện thông báo chính xác cho phụ huynh. Chị Uyên cũng lo lắng vì không biết ngoài thông tin về con cái, số điện thoại... các đối tượng lừa đảo còn biết thêm gì không vì chị sợ nếu quá nhiều thông tin cá nhân bị lộ, sẽ không an toàn.
Những tin nhắn lừa đảo mà phụ huynh nhận được. Ảnh PHCC |
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, đại diện Trường Quốc tế Việt Úc - VAS cho biết, hình thức lừa đảo qua điện thoại trong đó kẻ gian giả mạo là công an, nhân viên tòa án nhân dân, bác sĩ, nhân viên y tế... là sự việc đã xảy ra rất phổ biến và đã được báo chí cảnh báo rất nhiều. Tuy nhiên lần này, kẻ gian hướng tới đối tượng là phụ huynh và lấy yếu tố “tai nạn nguy kịch” của học sinh nhằm lợi dụng tâm lý hoang mang, lo lắng để lừa phụ huynh.
Do đó, mặc dù các kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình rất chặt chẽ nhưng đã có nhiều phụ huynh bị lừa tiền. Đây là sự việc vô cùng đáng tiếc và không mong muốn xảy ra đối với cả nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
"Chúng tôi luôn hiểu tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cũng như cam kết không cung cấp thông tin cho bên thứ ba nếu chưa được sự đồng ý của phụ huynh hay yêu cầu từ các sở ban ngành. Chúng tôi cũng luôn thực hiện đầy đủ các yêu cầu, chỉ đạo từ ban ngành GD&ĐT TP.HCM các cấp. Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ sự thật", đại diện VAS cho biết.
Trong khi đó, đại diện Trường Tiểu học - THCS - THPT Albert Einstein - AES cho biết, hôm qua (6/3) nhà trường nhận được nhiều thông tin về việc phụ huynh liên tục bị các đối tượng gọi điện lừa đảo qua điện thoại về việc con họ bị tai nạn, phải chuyển vào bệnh viện cấp cứu. Ngay khi vừa tiếp nhận thông tin từ phụ huynh, nhà trường đã gửi thông tin cảnh báo đến toàn bộ phụ huynh thông qua email của nhà trường.
"Chúng tôi rất bất ngờ và lo lắng vì không rõ tại sao các đối tượng có thể thu thập được nhiều thông tin cá nhân của phụ huynh. Chúng tôi đã gửi cảnh báo cho phụ huynh, nhằm tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra", đại diện AES cho biết.
Các đối tượng lừa đảo hối thúc phụ huynh chuyển tiền. PHCC |
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP.HCM - Giám đốc điều hành Công ty Luật S&P cho biết, hành vi của các đối tượng lừa phụ huynh chuyển tiền có dấu hiệu của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ luật Hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả, các đối tượng lừa đảo có thể bị truy tố với mức phạt tù cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo Luật sư Trần Minh Cường, dấu hiệu cấu thành tội của các đối tượng cũng tương đối rõ ràng khi dùng thủ đoạn để tìm kiếm thông tin cá nhân của phụ huynh học sinh, sau đó tạo ra một tình huống khẩn cấp rồi yêu cầu phụ huynh chuyển tiền cho các đối tượng để cứu chữa cho con nhằm chiếm đoạt số tiền đó.
"Khi xảy ra các trường hợp trên, các phụ huynh phải bình tĩnh, gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm, các cơ sở y tế nếu không thì phải gọi video cho người gọi điện báo tin để xác minh. Ngoài ra, không nên chuyển khoản vào các số tài khoản cá nhân vì các bệnh viện đều có tài khoản riêng. Phụ huynh hết sức cẩn trọng khi xuất hiện các thông tin bất ngờ như đã xảy ra vừa qua", luật sư Trần Minh Cường cho biết.
Yêu cầu các trường công khai đường dây nóng Trước việc gia tăng tình trạng mạo danh nhà trường, bệnh viện chiếm đoạt tiền của phụ huynh dưới chiêu trò thông tin giả học sinh đang nhập viện, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản khẩn yêu cầu các đơn vị giáo dục trên địa bàn rà soát, kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn thông tin của học sinh, sinh viên, giáo viên; rà soát các kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình. Đặc biệt Sở đề nghị các trường phải công khai đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử của đơn vị mình, đảm bảo được sự kết nối, liên lạc thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh, sinh viên. Đồng thời các cơ sở giáo dục phải có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đến cha mẹ học sinh, học sinh - sinh viên, giáo viên thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động rà soát thông tin tránh trường hợp thông tin sai sự thật. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08