Nhật Bản đang tăng tốc hay cầm chừng?
Chấn chỉnh thị trường XKLĐ Nhật Bản | |
Học sinh Nhật Bản học gì trong môn Lịch sử? | |
Ra mắt Hệ thống đào tạo kỹ sư theo tiêu chuẩn Nhật Bản |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định, luôn là một trong hai quốc gia dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, công nghệ tốt. Đặc biệt, tác phong lao động và kỹ năng làm việc của doanh nghiệp Nhật Bản luôn được đánh giá cao về sự cần cù chịu khó, thông minh, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm.
Nhà đầu tư Nhật đang có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất, thị trường bán lẻ (ảnh chụp Aeon mall Long Biên) |
Tính đến tháng 8/2015, Nhật Bản có 2.725 dự án FDI còn hiệu lực và 37,9 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 14,3% tổng số dự án và 14,2% tổng vốn FDI của Việt Nam), đứng vị trí thứ 2 sau Hàn Quốc. Quy mô vốn bình quân một dự án là 14,1 triệu USD/dự án, nhỉnh hơn so với bình quân đầu tư một dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 13,9 triệu USD/dự án.
Hiện, Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư), điển hình là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đã có tổng vốn đầu tư tới 9 tỷ USD. Đứng thứ hai là Hà Nội với 721 dự án FDI, có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ USD và 23 dự án ODA với tổng vốn đầu tư trên 2,9 tỷ USD đã và đang được triển khai. Theo đánh giá của lãnh đạo thành phố Hà Nội, nhìn chung , các dự án đầu tư của Nhật Bản đều thực hiện đúng cam kết, hoạt động tuân thủ qui định pháp luật, luôn được đánh giá cao và có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội thủ đô.
Mặc dù đánh giá cao nhưng người Nhật lại cho rằng, môi trường đầu tư của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung, chưa phải là cao. Theo ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, cái khó cho nhà đầu tư Nhật Bản là cơ chế về pháp luật cũng như vận dụng pháp luật của Việt Nam vẫn chưa rõ ràng. “Mặc dù Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình rút ngắn các thủ tục hành chính và giảm thiểu những thủ tục rườm rà, tuy nhiên, giờ vẫn chỉ đang trong giai đoạn thực hiện, triển khai chứ chưa thực sự có kết quả"- ông Atsusuke Kawada chia sẻ.
Mới đây, trong triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội (SIE 2015), Phó Chủ tịch điều hành Jetro Soichi Yoshimura cũng cho biết, hiện nay, sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật trong việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo ông Yoshimura, khó khăn trong việc thu mua nội địa các linh kiện, phụ tùng vẫn còn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Theo lãnh đạo Jetro, trong năm 2018, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ 97% các dòng thuế quan theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Việc xóa bỏ thuế quan dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc thu hút môi trường đầu tư, phát triển thị trường tiêu dùng và tình hình chính trị xã hội ổn định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất láng giềng với sản phẩm giá thấp hơn nhờ việc xóa bỏ thuế quan.
Được biết, trong 18 chuyên ngành lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thì lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.375 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,4 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin-điện tử, có hợp doanh giữa Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT, Công ty sản xuất máy tính Fujitsu và các công ty Canon, Sony, Matsushita, Sumitomo, Sanyo. Trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubishi. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia nhiều vào ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy ở Việt Nam. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng đã thu hút được các dự án lớn của Nhật Bản như Công ty xi măng Nghi Sơn tại Thanh Hóa do Tập đoàn NM Cement liên doanh với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, dự án sản xuất kính nổi tại Bắc Ninh của Tập đoàn Nippon Sheet Glass và Toyota Tsusho liên doanh với Công ty Viglacera.
Cho đến nay các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng ba khu công nghiệp tại Việt Nam, gồm khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) và khu công nghiệp Long Bình (Đồng Nai).
Hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam. Cho đến nay doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, nhưng gần đây lại có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất. Thị trường bán lẻ Việt Nam đang bắt đầu thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật. Bên cạnh đó, theo Cục ĐTNN, năm 2015, Nhật Bản cam kết tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai chiến lược, đồng thời hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tham gia dự án đại học Việt - Nhật.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong
Quốc tế 01/02/2025 09:57
Chưa có thông tin về người Việt Nam trong vụ giẫm đạp ở Ấn Độ
Quốc tế 30/01/2025 09:13
Phi công thoát nạn trong gang tấc khi máy bay rơi
Quốc tế 29/01/2025 14:41
Không khí chào đón Tết Nguyên đán tại các quốc gia châu Á
Quốc tế 29/01/2025 00:17
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển trong thời gian tới
Quốc tế 25/01/2025 12:00
Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Quốc tế 21/01/2025 08:07
Chuẩn bị diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Quốc tế 20/01/2025 10:52
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ
Quốc tế 15/01/2025 11:14
Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD
Quốc tế 13/01/2025 11:16
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong
Quốc tế 07/01/2025 21:19