Nhận thức trong bóng đá Việt Nam
Nhận thức của cầu thủ
Từ trước tới nay, bóng đá ta nổi tiếng về lối chơi bạo lực và tiểu xảo, các cầu thủ luôn sẵn sàng làm mọi thứ ngoài chuyên môn để ngăn cản đối phương giành chiến thắng. Chính những mặt tiêu cực đó đã tạo ra một giải vô địch quốc gia tai tiếng bậc nhất trong khu vực. Vì lý do này mà các khán đài V-League ngày càng thưa, bóng đá Việt Nam ngày càng thụt lùi và quan trọng nhất là niềm tin từ người hâm mộ gần như trở về con số 0.
Sở dĩ các cầu thủ tại V-League luôn phải chơi xấu là để lấp đi những khoảng trống về chuyên môn. Chính những nhận thức hạn hẹp đó đã đi qua biết bao thế hệ cầu thủ, đáng buồn hơn khi những người có trách nhiệm, những nhà quản lý lại cổ súy cho lối chơi này. Đó là lý do tại sao mà dù chúng ta đã đổ rất nhiều tiền vào bóng đá nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu.
Phải tới những mùa giải gần đây, khi lối chơi bạo lực lên đến đỉnh điểm thì những người đứng đầu mới nhận ra rằng bóng đá Việt Nam đang thật sự đi lạc lối. Những chấn thương kinh hoàng kiểu như chấn thương sọ não, gãy ống đồng, đứt gân, đứt dây chằng tưởng như chỉ có trong phim chỉ là “chuyện cơm bữa” ở V-league.
BĐVN đang làm cách mạng toàn diện, trong đó việc loại bỏ lối chơi bạo lực sẽ là một nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên việc thay đổi nhận thức chơi bóng của cầu thủ không dễ.
U21 Việt Nam tại giải U21 Báo Thanh niên 2014 mới đây có thể coi là tàn dư của lối làm bóng đá cũ. Thầy trò ông Phan Công Thìn đã giảm thiểu tối đa lối chơi bạo lực thế nhưng họ vẫn hiện rõ nhận thức của một nền bóng đá kém phát triển. Trong trận đấu với đàn em U19 HAGL, U21 Việt Nam không dám dâng lên tấn công, họ run sợ trong các pha lên bóng. Dù có thể kéo đối thủ vào chấm luân lưu nhưng cách chơi bóng của thầy trò HLV Phan Công Thìn là phản cảm và thiếu tinh thần thể thao.
Ngược lại với lối chơi nghèo nàn của U21 Việt Nam là một U19 HAGL đầy sức sống. Công Phượng và các đồng đội không có những toan tính như các đàn anh, với họ ra sân chỉ đơn giản là phải cháy hết mình để phục vụ khán giả. Có thể việc hăng say tấn công sẽ khiến đoàn quân của ông Grachen phải trả giá nhưng họ sẽ đem lại cảm hứng cho NHM, đó là điều quan trọng nhất bóng đá Việt Nam vào thời điểm này.
Nhận thức của người hâm mộ
Trận đấu giữa U19 HAGL và U21 Việt Nam không có quá nhiều điểm nhấn về chuyên môn nhưng đó lại là một “trận đấu” lớn đối với NHM. Một trận cầu để khán giả có thể nhìn ra sự khác biệt giữa 2 cách làm bóng đá. Và cuối cùng thứ bóng đá trong sáng, không tính toán của Công Phượng và các đồng đội đã chiếm được trọn vẹn tình cảm của khán giả.
Không chỉ ở cầu thủ mà ở trên khán đài, các CĐV bóng đá Việt Nam cũng đang dần thể hiện sự chuyên nghiệp hóa. Một rừng áo đỏ đã xuất hiện trên khán đài C của sân Cần Thơ, tiếng hò reo cổ vũ cũng trở nên có “bài” hơn, ấn tượng nhất là màn bật đèn điện thoại của gần 4 vạn khán giả trên sân tạo ra một hình ảnh lung linh hết sức đáng nhớ.
Chính những hành động cổ vũ như thế của khán giả sẽ giúp cầu thủ hưng phấn và thi đấu thăng hoa hơn. Hãy thử tưởng tượng mọi trận đấu đều chật ních khán giả và cổ vũ một cách chuyên nghiệp như thế thì việc cầu thủ đá không hay mới là chuyện lạ.
Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp của khán giả chỉ mang tính tương đối hoặc theo cảm hứng nhất thời. Thực tế trong loạt đá luân lưu giữa U19 HAGL và U21 Việt Nam khán giả Tây Đô đã khiến tất cả phải thất vọng với màn cổ vũ thiên vị dành cho U19 HAGL. Tất nhiên thầy trò HLV Graechen đá đẹp thì sẽ được ủng hộ, nhưng thật đáng buồn khi họ coi U21 Việt Nam như “kẻ thù”.
Có thể nói, NHM Cần Thơ nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung nô nức đến xem và ủng hộ U19 HAGL chỉ là thỏa chí tò mò mà thôi. Nó như việc một ban nhạc nổi tiếng thế giới đến Việt Nam biểu diễn, nếu chỉ diễn trong một ngày chắc chắn hôm đó sẽ cháy vé nhưng nếu ban nhạc đó hàng ngày biểu diễn thì chẳng còn mấy ai xem.
U19 HAGL đang trở thành hiện tượng gây sốt nhờ lối đá có văn hóa và cả sự tung hô quá đà của truyền thông. Công Phượng và các đồng đội đang được săn đón ở khắp mọi nơi nhưng liệu sự ủng hộ đó có còn khi các cầu thủ U19 HAGL ra sân hàng tuần ở V-League hay không? Rõ ràng sự trung thành của CĐV vẫn là một dấu hỏi.
Kết luận
Bóng đá Việt Nam đang trong bước chuyển mình, chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy những tín hiệu tích cực từ Asiad 2014 và U19 HAGL. Những chuyên gia Nhật Bản và quốc tế sẽ giúp vấn đề chuyên môn được cải thiện dần dần, thế nhưng thay đổi nhận thức thi đấu của cầu thủ và nhất là văn hóa cổ vũ của CĐV là một chuyện không dễ thực hiện trong một sớm, một chiều.
Doãn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Thể thao 24/01/2025 11:27
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Thể thao 24/01/2025 07:03
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Thể thao 24/01/2025 07:00
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03