Nhân rộng mô hình siêu thị mini
Hà Nội: Siêu thị điện máy mini 5 tầng bị bà hoả thiêu rụi |
Chợ chưa đáp ứng đủ nhu cầu
17h30, khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đồng Anh, Hà Nội) đông nghẹt CN tan ca trở về nhà trọ. Ai cũng tranh thủ ghé vào khu chợ gần đó mua mớ rau, quả trứng cho bữa tối. Gọi là chợ nhưng thực chất chỉ là khu vực buôn bán tự phát với một vài cửa hàng di động.
Công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam mua sắm trong siêu thị mini sau giờ tan ca. Ảnh: Nguyễn Công |
Chị Trần Thị Lệ, một CN đã làm việc ở đây gần 5 năm chia sẻ: “Bọn mình cũng biết là đồ cũ, nhưng ít tiền thì biết làm sao. Với cả nếu không mua ở đây thì cũng chẳng biết mua ở đâu”.
Ghi nhận tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, nơi có hàng nghìn CN làm việc trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long đang ở trọ và sinh sống nhưng chỉ có chợ Mun với quy mô nhỏ cùng với một vài điểm bán hàng di động. Dù cũng có đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu tối thiểu như quần áo, giầy dép, lương thực, thực phẩm song chưa thể khiến CN an tâm về chất lượng, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại siêu thị mini của Công ty TNHH Canon Việt Nam hiện đang bày bán hơn 200 mặt hàng thiết yếu được CN đặc biệt quan tâm. Tất cả các mặt hàng được bày bán đã được kiểm tra chất lượng, nhà cung cấp cũng cam kết bán giá thấp hơn thị trường ít nhất 15%. Để đảm bảo sức khỏe cho CN, Công đoàn công ty thường xuyên đi kiểm tra các mặt hàng, nhắc nhở nhân viên siêu thị phải chú trọng đến chất lượng, không chạy theo lợi nhuận. Qua đó tạo cảm giác yên tâm cho CN khi sử dụng các mặt hàng bán trong siêu thị. |
Chị Vũ Thị Thanh (quê Ninh Bình) chia sẻ: Với mức lương CN (khoảng hơn 5 triệu đồng/ tháng), mình không có điều kiện để đến các siêu thị, trung tâm mua sắm. Nên sau khi tan ca, mình tranh thủ rẽ vào chợ mua chút đồ ăn tối để nghỉ ngơi mai còn đi làm sớm.
Nhu cầu cũng chỉ có bìa đậu, mấy quả cà chua, mớ rau, lạng thịt, đôi ba quả trứng,…cũng chẳng cần đi xa làm gì. Mà thú thật là bọn mình cũng không yên tâm về chất lượng vệ sinh an toàn của các loại thực phẩm đang bầy bán ở chợ, nhưng với giá tiền mỗi bữa ăn khoảng 10.000 đồng/ người thì cũng không thể đòi hỏi được hơn.
Cũng giống như chị Thanh, chị Nguyễn Thị Vân Anh (quê Nông Cống, Thanh Hóa) tâm sự: Trong khu nhà ở CN cũng có siêu thị nhưng không phục vụ đủ nhu cầu. Trong khi đó, CN phải đi làm ca kíp, nhất là với những CN phải ở trọ ngoài như mình thì cũng không tiện đường nên ít khi vào đó. Ngoài ra, ở đây có chợ Mun, một số điểm bán lẻ và các cửa hàng di động.
Tuy nhiên, người bán “hét” giá thực phẩm cao gấp hai, ba lần giá thị trường. Nhiều người vì lợi ích cá nhân lấy hàng kém chất lượng về bán. Còn chị Chu Thị Thủy (quê Nghệ An) cho biết, hầu hết CN ở xa lên đây làm việc đêu ở trọ, thường là 2 – 3 người thuê chung phòng ở với nhau, trừ những người đã có gia đình.
Buổi trưa thì mọi người đều ăn ở công ty. Chỉ còn buổi tối, chị em lại phân công nhau mỗi người đi chợ một ngày hoặc ai về sớm hơn thì đi. Nhiều hôm được nghỉ, mọi người cũng muốn rủ nhau đi mua sắm hay những dịp về quê muốn đi mua chút quà nhưng phải vào tận trung tâm nên cũng ngại.
Mô hình siêu thị mini tiện ích
Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn ở các khu công nghiệp - chế xuất trên cả nước đã dành một góc trong khuôn viên nhà máy để xây dựng siêu thị mini bán các mặt hàng thiết yếu cho CN. Đặc biệt, siêu thị không lãi, giá rẻ, hàng chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân “đi chợ” nhất là những khi “bão giá”.
Tại siêu thị mini của Công ty TNHH Canon Việt Nam hiện đang bày bán hơn 200 mặt hàng thiết yếu được CN đặc biệt quan tâm. Tất cả các mặt hàng được bày bán đã được kiểm tra chất lượng, nhà cung cấp cũng cam kết bán giá thấp hơn thị trường ít nhất 15%. Để đảm bảo sức khỏe cho CN, Công đoàn công ty thường xuyên đi kiểm tra các mặt hàng, nhắc nhở nhân viên siêu thị phải chú trọng đến chất lượng, không chạy theo lợi nhuận.
Qua đó tạo cảm giác yên tâm cho CN khi sử dụng các mặt hàng bán trong siêu thị. Ngoài các mặt hàng thiết yếu, đây còn là điểm đến lý tưởng cho CN trong giờ giải lao. Chị Nguyễn Thúy Hòa (quê Hà Giang) phấn khởi cho biết vừa mua được 2 chai nước mắm truyền thống loại 500ml, 35 độ đạm chỉ 50.000 đồng, kèm quà tặng là một chiếc bát thủy tinh. Chị cũng mua 5 kg gạo, 1 chai dầu ăn và thùng sữa tươi, tính ra sẽ tiết kiệm được gần 50.000 đồng so với việc mua từ bên ngoài.
Tan ca lúc 17 giờ, chị Đặng Thu Hương, rẽ vào siêu thị công ty mua sắm ít đồ dùng cho gia đình. Siêu thị cung cấp hầu hết các vật dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình chị. Chị Hương cho biết, từ ngày siêu thị hoạt động, chị không phải mất thời gian đi chợ. Sau giờ làm, chị rẽ vào siêu thị mua các mặt hàng cần thiết khoảng 20 phút.
“Siêu thị bán hàng chất lượng nên ai cũng vui. Mỗi sản phẩm rẻ hơn 5.000 - 10.000 đồng so với bên ngoài. Năm, mười ngàn, con số không lớn nhưng đối với CN xa nhà như mình tiết kiệm đồng nào hay đồng đó”. Còn chị Lê Thị Ánh Hằng đang chăm chú tìm hiểu về các loại sữa bột, vui vẻ nói: “Hơn 7 tháng mang bầu, chủ yếu mình mua sữa trong siêu thị của công ty. Tính ra chỉ còn khoảng một tháng nữa là mình nghỉ chế độ thai sản. Nên mấy hôm nay phải tranh thủ có khuyến mại vào siêu thị để mua đồ cho con. Mỗi ngày mua một vài món, hy vọng đến khi con mình chào đời sẽ có đầy đủ những thứ cần thiết”.
Theo chị Phạm Lan Hương, Cán bộ truyền thông nội bộ của Công ty TNHH Canon Việt Nam, siêu thị mini ra đời là sự nỗ lực rất lớn của Công đoàn công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CN công ty được “đi chợ” có chất lượng. Điều đáng ghi nhận ở siêu thị mini là mỗi CN có thể mua hàng với hình thức “ghi nợ” theo các mức quy định và trừ vào lương.
Từ đó tạo điều kiện cho CN khó khăn có sản phẩm sử dụng không thiếu thốn khi chờ lương. Vào các dịp lễ lớn, siêu thị còn tổ chức khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà cho người mua. Bên cạnh đó, cán bộ Công đoàn công ty còn thường xuyên khảo sát, tiếp nhận ý kiến đóng góp của CN để bổ sung hàng hóa vào siêu thị cho phù hợp nhu cầu. Tất cả hàng hóa đều được cung cấp từ những đơn vị có uy tín, chất lượng cao, nhằm bảo đảm cho công nhân được sử dụng những mặt hàng tốt nhất.
Có thể thấy, mô hình siêu thị đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Thành phố có rất ít công ty, doanh nghiệp có siêu thị mini phục vụ CN. Vì vậy, việc xây dựng mô hình siêu thị mini, cửa hàng tiện ích trong các nhà máy chuyên phục vụ CN là rất cần thiết để chấm dứt cảnh CN phải đi chợ chiều và phải sử dụng các loại thực phẩm ôi. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho CN, giúp họ nâng cao sức khỏe để lao động hiệu quả hơn.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49