Nhận diện thực phẩm gây tắc ruột ở trẻ
Máy đo thực phẩm an toàn: Không thực sự cần thiết | |
Các thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả | |
Những thực phẩm chế biến sẵn độc hại hàng đầu |
Hồng xiêm, măng... là những thực phẩm không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều, dễ dẫn tới tắc ruột - Ảnh: Minh Khôi |
Lầm là ung thư
Khoa Nội soi, Bệnh viện Nhi T.Ư vừa tiếp nhận cháu Hoàng Anh L. (5 tuổi, ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều. Qua khám lâm sàng các bác sĩ nhận thấy có khối u cứng trong ổ bụng. Gia đình cho biết trước đó khi phát hiện cháu đau bụng và sờ thấy khối cứng trong bụng, gia đình đã đưa cháu đi khám tại một vài bệnh viện khác và được chẩn đoán là lách to, ung thư hạch.
Theo TS-BS Phan Thị Hiền, phụ trách Khoa Nội soi, Bệnh viện Nhi T.Ư, khi nội soi dạ dày cho cháu L. bác sĩ đã phát hiện có 3 khối bã thức ăn chắc, cứng như sỏi, mỗi khối đường kính 4 - 6 cm. Kèm theo đó có loét dạ dày. Do không xuất hiện dấu hiệu tắc ruột ở bệnh nhi nên các bác sĩ quyết định cho cháu L. một loại nước để làm mềm bã thức ăn và tiếp tục theo dõi. 10 ngày sau đó, khi tiến hành nội soi lần thứ hai, kết quả cho thấy một trong 3 khối thức ăn đã vỡ thành hai mảnh.
“Các bác sĩ đã tiến hành cắt nhỏ hoàn toàn các khối bã thức ăn. Quan sát một phần bã thức ăn được lấy ra ngoài qua nội soi, thấy nhiều mảnh xơ to và vỏ quả hồng đỏ”, TS-BS Phan Thị Hiền cho biết. Gia đình bệnh nhi xác nhận, trước đó cháu đã ăn rất nhiều quả hồng đỏ.
Sau khi được nội soi phá bã thức ăn, cháu L. đã đại tiện ra rất nhiều chất bã cứng. Gần hai tuần điều trị, cháu được ra viện trong tình trạng ổn định, kiểm tra không còn bã thức ăn.
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm
Bác sĩ chia sẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý đối với các loại quả có nhiều nhựa (như: hồng xiêm, hồng, dâu da, quả sung...) hoặc các loại rau nhiều chất xơ (như măng), không nên cho trẻ ăn quá nhiều và ăn vào lúc đói, bởi chúng dễ kết lại với nhau và tồn tại lâu trong dạ dày thành khối bã. Tình trạng này dễ dẫn tới tắc ruột, thậm chí thủng ruột, rất nguy hiểm.
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết thêm: “Một số loại quả như ổi xanh, quả hồng có chứa tanin (khi ăn có vị chát) là chất có thể gây táo bón nếu ăn nhiều, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi nhu động ruột kém. Do đó nên cho trẻ ăn quả chín, rau xanh là thực phẩm có lợi cho tiêu hóa”.
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cũng chia sẻ, thông thường chất xơ giúp ngăn chặn táo bón, giảm nguy cơ ung thư đại tràng, nhưng một số loại nếu ăn nhiều (ví dụ như măng, vỏ ngô trong bỏng ngô) trong quá trình tiêu hóa chất xơ này sẽ hút nhiều nước, làm cho chất thải trong ruột bị khô dẫn đến táo bón. Thậm chí nếu ăn quá nhiều, lâu ngày sẽ tắc ruột.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58