-->

Nhà thơ Anh Ngọc và hồi ký những ngày tháng ở chiến trường

Vào một buổi chiều cuối tháng 4, chúng tôi có dịp được trò chuyện với nhà thơ Anh Ngọc tại khu tập thể 4B Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội) về các tác phẩm thơ ca cách mạng của ông và kỷ niệm khó quên trong những năm tháng tham gia chiến trận. Đến nay, dù không còn tham gia viết thơ nhưng ông vẫn đang nỗ lực làm sống dậy những tác phẩm xưa cũ và đưa nó đến gần với độc giả hơn.
Nguyễn Phong Việt trở lại với tập thơ thiếu nhi "Những chiếc ghế trong căn bếp nhỏ" Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69

Phóng viên: Năm 1971 nhà thơ mới bắt đầu đi lính nhưng những bài thơ về người lính đã được ông viết từ cách đó rất lâu. Vậy, điều gì đã mang lại cho ông nguồn cảm hứng vô tận về đề tài người lính đến vậy?

Nhà thơ Anh Ngọc và hồi ký những ngày tháng ở chiến trường
Nhà thơ Anh Ngọc.

Nhà thơ Anh Ngọc: Thật ra, ban đầu tôi không làm báo hay viết văn. Năm 1964 tốt nghiệp khóa 6, Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp, ra trường, tôi được phân vào dạy ở Trường Trung cấp Thương nghiệp ở Thanh Hóa. Năm 1965, máy bay Mỹ đánh cầu Hàm Rồng cực kỳ ác liệt. Hàm Rồng là nơi mà ông Trinh Đường từng viết: “Người đi qua rơi bút bỏ đi luôn”. Cái bút ngày xưa quý lắm, vậy mà đánh rơi cũng không dám quay lại nhặt. Tôi ý thức được rằng, người sáng tác ngoài tài năng, học vấn buộc phải có thực tế cuộc sống. Vì muốn có mặt ở nơi nóng bỏng nhất, nên năm 1967 tôi xin đi thực tế trên núi Hàm Rồng. Tôi vẫn nhớ chỗ ấy gọi là đồi Ba cây thông, cao điểm 54, sát cạnh bờ Nam của cầu Hàm Rồng. Ở đấy có Đại đội 4, về sau được phong anh hùng, có những người lính về sau cũng trở thành những người cầm bút như Từ Nguyên Tĩnh, Lê Xuân Giang...

Ở trên đó hai, ba tuần liền, tôi viết được bài thơ “Cao điểm” và có thể nó cũng mang khá đậm chất Hàm Rồng. Kể chuyện trên để nói rằng, ngày ấy những ai mê sáng tác văn học, làm thơ phú… đều muốn có mặt ở những điểm nóng. Còn nhớ, ngay từ bài thơ đầu tiên tôi in báo, đầu năm 1965, đã làm thơ về chiến tranh, với cái đầu đề “Hai anh em pháo thủ”, đăng trên báo Cứu quốc.

Phóng viên: Được biết, trong quá trình tham gia chiến đấu, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ, thơ của ông cũng giống như những trang nhật ký viết về các sự kiện diễn ra lúc đó. Vậy với ông, bài thơ nào mang lại cho nhiều cảm xúc nhất?

Nhà thơ Anh Ngọc tên thật là Nguyễn Đức Ngọc. Sinh ngày 1/8/1943. Quê quán: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Ông tốt nghiệp khóa 6, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1961-1964). Ngày 6/9/1971 nhập ngũ, chiến đấu ở Quảng Trị năm 1972, thuộc Đại đội 4, Trung đoàn 132, Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc. Từ năm 1973 đến 1979 là phóng viên báo Quân đội nhân dân, tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Nam Trung Bộ và Sài Gòn. Sau ngày 7/1/1979, có mặt ở Campuchia khi đất nước này vừa thoát nạn diệt chủng. Tháng 2/1979, có mặt ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Từ tháng 9/1979 đến khi nghỉ hưu, làm biên tập viên và cán bộ sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Về hưu năm 2008, với quân hàm đại tá.

Các bài thơ tiêu biểu của ông gồm: Cây Xấu Hổ, Sài Gòn đến giao hưởng, Sóng Côn Đảo, Mỵ Châu…

- Ông hai lần được Giải thưởng các cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (giải nhì năm 1972-1973 và giải A năm 1975).

- Giải thưởng văn học sông Mê Công của Hội Nhà văn 3 nước Đông Dương, năm 2009.

- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, năm 2012.

Nhà thơ Anh Ngọc: Ngày 6/9/1971 tôi vào bộ đội. Luyện quân một thời gian ở Hà Bắc thì được đưa thẳng vào Quảng Trị đúng lúc chiến dịch Quảng Trị nổ ra vào ngày 29/3/1972. Đến tận khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 tôi mới được gọi ra Hà Nội để làm báo. Suốt thời gian ở chiến dịch Quảng Trị, tôi là binh nhì, lính thông tin, thuộc Đại đội 4, E132, Bộ Tư lệnh Thông tin, chuyên đi nối dây để đảm bảo liên lạc thông suốt từ phía sau ra tiền tuyến.

Những ngày tháng ấy tôi ghi nhật ký rất nhiều và làm thơ rất nhiều. Có thể nói là làm thơ chẳng khác gì ghi nhật ký. Thơ tôi viết về sự việc cụ thể, có sự chứng kiến của chính mình. Giống như nhà thơ Yesenin nói “Tiểu sử đời tôi là thơ tôi” thì thơ của Anh Ngọc cũng đúng y như vậy.Chính những bài thơ trong giai đoạn này mà tôi được giải Nhì cuộc thi báo Văn nghệ 1972 - 1973 trong đó có bài thơ “Cây xấu hổ” sáng tác năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị. Tôi còn nhớ lúc ấy nhà thơ Xuân Diệu, một thành viên của hội đồng chấm giải đã nói riêng với tôi là “anh chấm bài thơ của em giải Nhất”.

Những ngày sau khi Hiệp định Paris ký kết, chúng tôi hành quân ra Hà Nội, tại đây, tôi về báo Quân đội Nhân dân. Đây chính là môi trường thuận lợi để tôi tiếp xúc và gặp gỡ những con người lịch sử, địa danh lịch sử. Tháng 1/1975, tôi bắt đầu hành quân vào Nam. Những ngày ấy, quân đi như một cơn lốc cuốn. Tôi còn nhớ thời gian giải phóng một ấp, đến một huyện, rồi một tỉnh rất nhanh, chỉ vài tuần. Ngày 1/5 tôi đang ở bãi biển Ninh Chữ (Ninh Thuận), chiều ngày 3/5/1975 tôi mới có mặt ở Sài Gòn. Những ngày ấy, nhật ký còn ghi lại “Đến Sài Gòn chiều qua. Tối ngủ ở Cảnh sát quốc gia. Sáng nay đến chỗ Hải quân ở cảng Bạch Đằng”.

Trong những năm tháng lịch sử đó, bài thơ cho tôi nhiều cảm xúc nhất chính là bài thơ “Sài Gòn đêm giao hưởng”. Bài thơ viết về một đêm sau giải phóng ít lâu, lúc ấy, khi bộ đội giải phóng vào Sài Gòn thì các đoàn văn công của miền Bắc cũng theo vào, trong đó có Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch. Đêm đó, đoàn ca nhạc đã biểu diễn cho người dân Sài Gòn xem.

Trong không khí âm nhạc đấy, trong tôi trào dâng một cảm xúc đoàn viên, hòa hợp. Cát bụi đường xa khẩu súng ngọn cờ/Ngửa bàn tay gặp bàn tay nhạc trưởng/Mở tấm lòng gặp tấm lòng giao hưởng/Bổng trầm cung bậc tìm nhau/Phút này đây ta dành trọn cho nhau/ Anh dành trọn cho em đến tận cùng ý nghĩ/ Sài Gòn trong ta là trái chín vẹn nguyên/Chiến thắng đặt vào lòng hai đứa/Một nửa anh và em một nửa.

Ngày thống nhất đất nước, không chỉ là thống nhất về mặt lãnh thổ, mà còn sự chiến thắng về văn hóa. Từ sự đoàn viên của hai nửa dân tộc đến sự đoàn viên của gia đình, của tình yêu đôi lứa và đặc biệt là sự đoàn viên trong một con người. Mỗi con người được trở lại sống trọng vẹn với chính mình, bởi thời điểm trước đó, mình chỉ được sống một nửa, nửa đó là chiến tranh, là căm thù, ác liệt. Nay mình có thêm một nửa, là nửa đoàn viên, nửa hi vọng và tin cậy…

Phóng viên: Là nhà thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau khi chiến tranh kết thúc ông vẫn rất náo nức với các hoạt động thi ca. Hiện tại ông có đang ấp ủ dự định cho ra đời những tác phẩm thơ mới về người lính và thời kỳ kháng chiến không? Ông nhận xét như thế nào về thơ ca của thế hệ trẻ ngày nay?

Nhà thơ Anh Ngọc: Tôi làm thơ từ tuổi 14,15, in thơ từ tuổi 20, từ ngày đi lính, làm khá nhiều và dù có làm gì thì cũng bị/được xếp vào dòng thơ chống Mỹ... Và thực sự là nghiệp nên không cách nào bỏ nghề được, kể cả lúc chán nản nhất, thấy nghề này quá bất lực và chẳng giúp gì được cho ai... Tuổi tác dĩ nhiên làm khả năng sáng tác kém đi, nhưng bù lại, sức nghĩ và kinh nghiệm sống giàu có hơn, viết có chất cổ điển hơn, gần với thơ đích thực và vĩnh cửu hơn.

Thời gian này tôi không còn viết thơ nhiều nữa. Mỗi ngày tôi thường dành thời gian đọc trên mạng, gửi bài và giao lưu với bạn bè trên Facebook, viết chút ít theo yêu cầu, nói năng hay làm gì đó cho truyền thông... còn thơ thì chỉ viết khi có ý tứ thật thích thú... Tôi cũng đang chơi Facebook và hay đăng lại các bài thơ cũ của mình cùng những bài bình các bài thơ của thời Thơ mới và thơ kháng chiến, đó cũng là việc nên làm. Đồng thời, tôi đang dịch lại các bài thơ trong bản thảo nhật ký bằng thơ của mình (viết trong những năm tháng chiến tranh) và gửi tới một số đơn vị, dự kiến sẽ xuất bản trong thời gian tới đây.

Về thơ ca của thế hệ trẻ, thi thoảng, tôi có đọc thơ của các bạn và nhận xét, góp ý. Các bạn trẻ có nhiều sáng tạo, có nhiều ý tưởng và tôi cũng mong các bạn trau dồi thật nhiều để viết hay hơn. Thế hệ của các bạn khác với chúng tôi rất nhiều, nhưng để làm thơ thì ai cũng vậy, cần sự nghiêm túc và không ngừng tìm tòi, khám phá.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn nhà thơ!./.

Lê Thắm

Nên xem

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Ngày 21/4, phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã kết thúc sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài.
Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Ngày 21/4, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong (chủ đầu tư) tổ chức lễ khởi công khu căn hộ, căn hộ dịch vụ, khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê thuộc gói thầu thi công kết cấu khối văn phòng, hạ tầng cảnh quan thuộc dự án bất động sản Roxana Plaza.
Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động