-->

Nhà báo trên tuyến đầu chống dịch

(LĐTĐ) Trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid -19, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương luôn tích cực, xung kích trên mặt trận truyền thông. Đặc biệt là đội ngũ phóng viên theo dõi lĩnh vực y tế được ví như những chiến sĩ dũng cảm luôn sẵn sàng lên đường, trực tiếp tới hiện trường để có những tin bài, phóng sự chân thực về những y, bác sĩ đang trực chiến ở tuyến đầu chống dịch, đảm bảo kịp thời cung cấp cho bạn đọc thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid - 19.
Báo chí Thủ đô luôn tiên phong trên mọi mặt trận
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới

Những người lao vào “nguy cơ”

Từ khi dịch Covid-19 bắt đầu cũng là lúc các phóng viên, nhất là những người theo dõi lĩnh vực y tế “quay cuồng” trong công việc, làm sao cập nhật thông tin nhanh, chính xác và mang đến kiến thức phòng ngừa hữu ích nhất đến cho người dân. Nhiều nơi được ví như điểm nóng “tâm dịch” Covid- 19 như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện Bạch Mai; huyện Bình Xuyên, Sơn Lôi (Vĩnh Phúc)… đều có mặt của các phóng viên, nhà báo thâm nhập, tác nghiệp, đưa tin.

2253 83751368 644098359475676 3384048367427364989 n
Giáo sư, anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, đại biểu quốc hội khóa 14, Chủ tịch hội đồng cố vấn của Bệnh viện Medlatec.

Bên cạnh các bác sĩ, nhân viên y tế, thì những người làm truyền thông, báo chí cũng có thể coi là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid -19 cao. Vào ngày 29/3, Bộ Y tế công bố 14 ca bệnh Covid-19, trong số này có nữ phóng viên thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Đây là lần đầu tiên có một nhà báo bị nhiễm bệnh trong quá trình tác nghiệp. Thông tin này khiến nhiều đồng nghiệp quan tâm và lo lắng.

Tâm sự về nghề, nhà báo Phạm Hùng (Báo Kinh tế & Đô thị) trải lòng, không có nghề nào trái ngang như nghề báo. Trong khi hàng ngày tuyên truyền người dân hạn chế ra khỏi nhà, còn bản thân thì lao ra đường bất kể đêm hôm, mưa dông, nắng cháy… đến những điểm cách ly, những khu vực điều trị, vùng có dịch và tiếp xúc với rất nhiều người. Nhưng chính áp lực tin bài, rồi bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới nhất, hữu ích nhất, đã luôn thôi thúc người làm báo xông pha vào những vùng “tâm dịch”.

Là một trong những phóng viên thường xuyên có mặt tại các điểm “nóng” như: Hạ Lôi, Trúc Bạch, Bệnh viện Bạch Mai… hay hàng loạt khu cách ly, bản thân nhà báo Phạm Hùng luôn có mặt để tác nghiệp truyền tải thông tin đến bạn đọc cũng như góp sức vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đơn cử như tại “tâm dịch” Hạ Lôi khi xuất hiện ca bệnh mắc Covid-19 đầu tiên (tức bệnh nhân 243), anh là một trong những phóng viên đầu tiên tiếp xúc với căn nhà nơi bệnh nhân này sinh sống để lấy thông tin, hình ảnh truyền tải đến bạn đọc khắp cả nước. Anh nói: “Bệnh nhân 243 có lịch sử dịch tễ phức tạp, liên quan đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người. Chính điều này đã khiến tôi dự đoán rằng Hạ Lôi sẽ bị cách ly y tế nên chuẩn bị tâm lý cũng như phương án tác nghiệp tốt nhất”.

Từ ngày huyện Mê Linh ra quyết định về việc thiết lập vùng cách ly y tế thôn Hạ Lôi. Toàn bộ thôn Hạ Lôi được lập đến 9 chốt kiểm soát hoạt động ra/vào, trong đó có 6 chốt “mềm” và 3 chốt “cứng”. Để qua được các chốt “mềm” vào bên trong tác nghiệp các phóng viên, nhà báo phải trải qua nhiều bước kiểm tra, khai báo với lực lượng chức năng địa phương. Thời điểm này, dù ban ngày hay đêm, hễ có đề tài “độc” là nhà báo Phạm Hùng không quản ngại gian khó khoác ba lô lên đường. Anh cho biết: “Có những ngày tôi đến Hạ Lôi 2 lần, thậm chí đến 3 lần để tác nghiệp. Lại có những lần đặt chân vào Hạ Lôi khi màn đêm đã buông xuống. Dù vất vả, khó khăn cũng như lo sợ bản thân có thể bị lây nhiễm nhưng niềm đam mê, sự nhiệt huyết lại thôi thúc tôi lên đường”.

Giống như hàng trăm nhà báo, phóng viên luôn có mặt tại các khu cách ly, anh Phạm Hùng cho biết, bản thân luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phòng, chống dịch do Chính phủ, Bộ Y tế khuyến cáo. Tuy vậy, anh cũng thừa nhận rằng việc tác nghiệp suốt thời gian ở Hạ Lôi cũng gặp không ít khó khăn: “Có nhiều người thấy tôi và đồng nghiệp mặc đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân nên không tiếp xúc, thậm chí từ chối việc ghi hình”.

Đến thời điểm này, khi dịch Covid-19 đã được khống chế thì với nhà báo Phạm Hùng vẫn không quên những ngày tháng phải luôn tự cách ly với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Anh nói: “Tôi ở cùng anh chị gần tòa soạn nhưng phải luôn tự cách ly trong phòng, hạn chế tối đa nhất việc tiếp xúc với anh chị và cháu. Riêng những ngày tác nghiệp tại Hạ Lôi, Sơn Lôi thì trở về nhà với gia đình tại Mê Linh. Dù ở cùng nhà với gia đình nhưng bản thân cũng chỉ ở phòng riêng, ăn cơm một mình và gần như không giao tiếp với bố mẹ”.

Còn đối với phóng viên Kim Tiến (Báo Lao động Thủ đô), trong những ngày xảy ra dịch Covid-19, chị và những phóng viên, biên tập viên trong cơ quan đều rất cố gắng vì lượng công việc nhiều gấp 3 lần những ngày thường. Những ngày lăn lộn tác nghiệp viết bài, chị nhận ra một điều những khó khăn và hiểm nguy giúp cho những người làm nghề báo hiểu thêm về bản thân cũng như những giới hạn của mình. Và chị cũng rút ra mấu chốt của việc tác nghiệp an toàn cho bản thân, cho tòa soạn, lại vẫn có tin bài kịp thời phục vụ công chúng chính là sự chủ động trong các tình huống khi tác nghiệp.

“Ngay khi dịch bùng phát phức tạp tại các thành phố, toà soạn đã có những yêu cầu về quy trình tác nghiệp. Mỗi phóng viên khi đến vùng nhạy cảm đều phải có sự cho phép của lãnh đạo. Và khi tác nghiệp tại những vùng như bệnh viện, khu cách ly… thì phóng viên luôn phải chuẩn bị những trang thiết bị bảo hộ y tế cẩn thận. Khi tác nghiệp về thì bản thân chúng tôi cũng phải tự cách ly ở nhà, cùng với đó, cơ quan cũng thực hiện các biện pháp như luân phiên lên cơ quan, không tập trung đông người, họp online”, phóng viên Kim Tiến chia sẻ.

Tương tự, bắt đầu từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, phóng viên Hoàng Lê (Báo điện tử VOV) dường như không có ngày nghỉ. Những bản tin về tình hình dịch bệnh, về sức khỏe của những người mắc bệnh liên tục được chị cập nhật nhanh nhất để truyền tải tới độc giả. Chị tâm sự, nghề báo là nghề nguy hiểm, mọi kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy chưa bao giờ là đủ. Rủi ro luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và không lường trước hết được, bởi chỉ cần một phút sơ suất thì chính phóng viên sẽ là người bị nhiễm bệnh và làm lây lan dịch bệnh.

2153 2 1
Phóng viên y tế mặc trang bị bảo hộ khi đi tác nghiệp tại bệnh viện.

“Thường xuyên tác nghiệp ở bệnh viện, nơi đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus hay các vùng dịch, bản thân tôi cũng có nhiều lo lắng dù đã chuẩn bị chu đáo trang thiết bị phòng hộ như găng tay, khẩu trang, nước rửa tay, cồn sát khuẩn… Nhưng khi tới môi trường tác nghiệp, thì chính các bác sĩ đã khiến chúng tôi yên tâm hơn. Họ đã hướng dẫn, giải thích để chúng tôi hiểu rõ, hiểu đúng và làm đúng các biện pháp phòng dịch bệnh” – phóng viên Hoàng Lê chia sẻ.

Với chị, nghề báo cần sự dấn thân, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cho đồng nghiệp. Vì vậy, khi tác nghiệp trong các khu vực có khả năng lây nhiễm, việc đầu tiên cần làm là phải giữ khoảng cách và luôn cẩn thận khi tác nghiệp, đồng thời xin ý kiến của những người có quyền hạn, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể đảm bảo an toàn nhất.

“Nằm vùng” tác nghiệp trong bệnh viện

Trong khi các phóng viên tỏa đi nhiều địa phương trên cả nước thì tại Thủ đô, một điểm “nóng" khác cũng được phóng viên, nhà báo cập nhật thường xuyên, đó là Bệnh viện Bạch Mai - nơi từng được coi là “ổ dịch” lớn nhất tại Hà Nội. Là một trong những phóng viên thường trú tác nghiệp ngay tại Bệnh viện Bạch Mai, nữ nhà báo Phan Ý Linh, sinh năm 1991 đến từ Trung tâm sản xuất các chương trình Giáo dục VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam luôn cảm thấy may mắn và tự hào vì được cùng với đồng nghiệp trải qua những ngày gian khó ngay tại Bệnh viện những ngày viện bị cách ly.

Chia sẻ trước thềm ngày 21/6 tại Bệnh viện Bạch Mai, nhà báo Ý Linh tâm sự: Với vai trò là người làm phim tài liệu về Covid-19, chị và các cộng sự của mình hiểu rằng việc ghi lại toàn bộ quá trình mà Việt Nam đối diện và xử lý dịch bệnh là điều vô cùng cần thiết. Đây sẽ là một dữ liệu lịch sử quan trọng cho Quốc gia và thế hệ sau này, để thấy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của mọi người dân Việt Nam; những nỗ lực, phát minh sáng chế của các nhà khoa học Việt Nam trong việc chung tay với thế giới đẩy lùi dịch bệnh.

Chia sẻ về cơ duyên vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Linh cho biết, vào một ngày ekíp làm phim đang ghi hình tại cửa khẩu thì có xem được một đoạn clip về Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai. Trong clip, có hình Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đang chia sẻ về những gì đang diễn ra bên trong viện và phía đằng sau lưng là dãy nhà dã chiến. “Trong đó, những câu Giáo sư Tuấn chia sẻ làm lay động trái tim tôi, đó là: “Bệnh viện Bạch Mai không phải là ổ dịch”, “các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai không phải là nguồn lây bệnh”… thì tôi không có nhiều thời gian để suy nghĩ xem nên hay không nên vào Bệnh viện, mà chia sẻ ngay với ekip chúng ta cần vào Bệnh viện Bạch Mai”, chị Linh nhớ lại.

Khi nhận được sự đồng ý của Bệnh viện vào tác nghiệp, cả ekip làm phim gồm 4 người chỉ có thời gian từ 5h chiều hôm trước đến 6h sáng hôm sau để từ giã gia đình, chuẩn bị tư trang lên đường vào viện. Khi quyết định vào viện, cả ekip luôn xác định, khi đã bước vào Bệnh viện Bạch Mai thì sẽ ở lại đây tới khi nào Bệnh viện được rỡ bỏ cách ly. Và mọi người cũng tự ý thức được nguy cơ nhiễm bệnh sẽ hiện hữu bất cứ lúc nào… nhưng những khó khăn, thách thức đó không khiến họ chùn bước. Theo lời chị Linh chia sẻ, trước khi đi, chị gọi điện cho mẹ thông báo tin mừng được tác nghiệp trong viện. Trong khi, mẹ chị không biết nên vui hay nên buồn cho con gái, khi thấy con sắp bước vào “ổ dịch” lớn nhất Thủ đô.

Trong những ngày Bệnh viện Bạch Mai bị cách ly “nội bất xuất ngoại bất nhập”, tác nghiệp cùng ekip trong viện chị Linh cảm nhận được sự tĩnh lặng, tự tin và an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, bên ngoài hàng rào Bệnh viện là sự hỗn loạn, và nhiều nguồn tin có hại cho Bệnh viện Bạch Mai. “Vậy tôi mới thấy được rằng, Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cùng với ekip của Bệnh viện đã rất kiên nhẫn với giới truyền thông. Các bác sĩ không hề giải thích về bản thân mình, mà tập trung hết sức cứu chữa bệnh nhân. Họ khiến chúng tôi hiểu họ hơn bằng sự từ tốn và chân thành”, chị Linh chia sẻ.

Trong quãng thời gian tác nghiệp tại Bệnh viện, chị Linh chia sẻ có những khoảnh khắc, câu chuyện mà có lẽ suốt cuộc đời làm báo chị sẽ không bao giờ quên. Đó có thể là hình ảnh bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai luôn trong tình trạng di chuyển khi nghe điện thoai. Khi nào cần gọi điện xin ý kiến bác sĩ, cũng thấy bác sĩ phải vừa đi vừa nói, vì công việc tại Bệnh viện quá bận rộn. Cũng trong khoảng thời gian đó, mẹ đẻ của bác sĩ Hùng cũng đang nằm trong viện, nhưng vì công việc, vì lo ngại lây nhiễm bệnh mà bác sĩ chủ động không đến thăm mẹ.

2151 1 2 1
Nhà báo Phạm Hùng được cán bộ y tế phun thuốc khử khuẩn, sát trùng phòng bệnh trước khi vào tác nghiệp tại vùng cách ly.

Hay hình ảnh Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo cùng các đồng nghiệp ngày nào cũng 5h sáng ra tận cổng Bệnh viện đón bệnh nhân chạy thận vào điều trị dù ngày nắng hay mưa… Tất cả khoảnh khắc, những câu chuyện cảm động đó đã khiến nhà báo như chị Linh cảm thấy may mắn hơn là lo lắng, may mắn vì có cơ hội tác nghiệp để đưa đến cho khán giả cả nước những hình ảnh ý nghĩa nhất.

Đối với chị Linh, những ngày tác nghiệp trong Bệnh viện Bạch Mai, đó là bài học làm nghề sâu sắc cho chị và ekip. “Khi bước chân vào Bạch Mai thì sứ mệnh làm nghề báo và đạo đức nghề nghiệp được dâng lên cao nhất trong tôi. Chúng tôi luôn tự nhủ rằng, mỗi câu nói và hình ảnh mà ekip đưa lên truyền hình sẽ ảnh hưởng tới bao nhiêu con người. Và vai trò của mình không chỉ là ghi lại khoản khắc lịch sử mà nó còn là đưa thông tin chính xác, động viên tinh thần của các bác sĩ cùng vượt qua và chiến thắng dịch bệnh”, nữ nhà báo chia sẻ.

Báo chí tiên phong nơi tuyến đầu chống dịch

Khi dịch Covid-19 dần đi qua, chúng ta cần khẳng định rằng, việc nhà báo đưa tin về dịch bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm là không hề đơn giản. Nó thật sự khác xa với lối làm báo thông thường, bởi hơn hết, qua bài viết, qua các phóng sự, clip… phóng viên phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế, bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng trong quá trình tác nghiệp, thì việc cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác và cần thiết sẽ giúp cho người dân có cách phòng tránh dịch bệnh tốt hơn và đặc biệt là không làm cho xã hội hoảng loạn.

Khi dịch Covid-19 dần đi qua, chúng ta cần khẳng định rằng, việc nhà báo đưa tin về dịch bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm là không hề đơn giản. Nó thật sự khác xa với lối làm báo thông thường, bởi hơn hết, qua bài viết, qua các phóng sự, clip… phóng viên phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế, bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng trong quá trình tác nghiệp, thì việc cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác và cần thiết sẽ giúp cho người dân có cách phòng tránh dịch bệnh tốt hơn và đặc biệt là không làm cho xã hội hoảng loạn.

Theo Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại cả nước ghi nhận 334 ca nhiễm (tính đến hết ngày 15/6), chưa có ca tử vong, chỉ còn 11 người đang điều trị. Đã qua 60 ngày, Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Chia sẻ về vấn đề này, Giáo sư, anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, đại biểu quốc hội khóa XIV, Chủ tịch hội đồng cố vấn của Bệnh viện Medlatec cho biết: Đất nước vừa trải qua một đại dịch lớn. Đến giờ phút này có thể tự hào nói rằng Việt Nam đã chiến thắng khi số người tử vong bằng 0. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự đồng tâm, đoàn kết và vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhưng trong đó, vai trò của báo chí là hết sức to lớn.

Báo chí đã vào cuộc từ rất sớm, không phải thờ ơ theo kiểu chờ đợi để lấy thông tin mà họ tham gia để cùng “chiến đấu” đẩy lùi dịch Covid-19. Báo chí đã làm tròn vai của mình trong việc truyền thông về bệnh tật, cung cấp những thông tin thiết thực, kịp thời, chính xác, nhằm giúp người dân biết tự bảo vệ mình, đồng thời nâng cao sức khỏe về tinh thần cũng như sự đoàn kết của dân tộc trong thời gian chống dịch. Nếu không truyền thông tốt, sự hiểu biết của nhân dân không cao, thì hiệu quả chống dịch sẽ không đạt được hiệu quả như hiện tại.

Đặc biệt, để có những bài báo hay, những hình ảnh thiết thực và ý nghĩa đưa đến bạn đọc, thời gian gian qua, các cơ quan báo chí, mà trực tiếp là các phóng viên, nhà báo đã không quản nguy hiểm, khó khăn xung phong vào các ổ dịch, khu cách ly, chốt kiểm dịch… bám sát tình hình diễn biến của dịch bệnh và chỉ đạo của các cấp chính quyền nhằm thông tin kịp thời, định hướng dư luận. “Và tôi cam đoan những phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp trở về nhà cũng phải bị cách ly vì đã vào vùng dịch, song không vì thế mà họ mất đi niềm tin yêu nghề”- Giáo sư Nguyễn Anh Trí nói.

Báo chí cũng góp phần lan tỏa tấm lòng nhân ái, gương người tốt, việc tốt, nhường cơm sẻ áo hỗ trợ người khó khăn trong dịch Covid-19. Đặc biệt phát hiện và phản ánh kịp thời những hiện tượng liên quan tới tiêu cực của xã hội trong thời gian có dịch, như tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mua sắm máy xét nghiệm…Như vậy, trên mặt trận Covid-19, các phóng viên, nhà báo đã và đang góp công, góp sức cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân, các lực lượng y tế, quân đội, công an để đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Xem thêm
Phiên bản di động