Nguy cơ rước họa vào thân
Không tự chữa khi bị rắn độc cắn | |
Đột tử tại hiệu thuốc - Giật mình với thói quen chết người | |
Suýt mù vì tự chữa bệnh cho con |
Nhiều trường hợp do tự ý ngâm chân bằng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc dẫn đến bỏng nặng, hoại tử chân, thậm chí phải cắt cụt chi đe dọa đến tính mạng.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Trần Ngọc H. (42 tuổi, ở Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, sưng nề tấy đỏ lan tỏa toàn cổ chân, đường huyết tăng cao nhiễm Ceton niệu (nhiễm ceton trong đường nước tiểu). Theo khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường tuýt 2 cách đây 1 năm. Tuy nhiên do chủ quan nên bệnh nhân dùng thuốc không thường xuyên.
Hình ảnh chân bệnh nhân tiểu đường bị loét do ngâm chân bằng các bài thuốc dân gian. |
2 tuần trước khi vào viện bệnh nhân xuất hiện sưng nề mắt cá trong bàn chân trái, sau đó bệnh nhân không tới viện thăm khám mà tự ý ngâm chân bằng nước đun nóng cùng hỗn hợp lá lốt, gừng, muối không rõ nhiệt độ ngày 2 lần. Sau khoảng 2 ngày bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng bong da, loét bỏng rộp và chảy mủ nhiều tại vị trí bị tổn thương, sốt cao sưng tấy đỏ bàn chân, chảy dịch hôi vàng trong và có dấu hiệu lan rộng nhanh.
Theo Ths. Nguyễn Ngọc Thiện thì những trường hợp như trên không phải là hiếm gặp. Tình trạng bệnh nhân dù đang điều trị tiểu đường nhưng vẫn tự ý dùng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để tự chữa trị vẫn diễn ra khá thường xuyên mà không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Điều đáng lo ngại, bệnh nhân tiểu đường thường chỉ đi khám khi đã có biến chứng nặng, do đó quá trình điều trị càng trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Đối với những trường hợp bệnh nhân H.,ngoài việc chăm sóc các vết thương bị hoại tử các bác sĩ còn phải kiểm soát đường huyết cũng như dùng thuốc hỗ trợ nuôi dưỡng vùng tổn thương kích thích da tự mọc, hạn chế tối đa xuất hiện thêm vết thương.
Cũng theo Ths. Thiện, những người mắc tiểu đường thường kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp nên dễ bị bỏng do vậy bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý ngâm chân bằng nước nóng hay đắp các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để giảm cảm giác đau, rát, tê bì. Đặc biệt người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc và nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47