-->

Nguy cơ mất an toàn từ quán cà phê đường tàu

(LĐTĐ) Dù đã được báo chí, cơ quan chức năng cảnh báo nguy hiểm, nhưng tình trạng kinh doanh, vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra. Hiện một số hộ kinh doanh cà phê trên đường tàu ở Hà Nội đã rục rịch mở cửa trở lại đón khách, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.
Hà Nội nỗ lực "xoá sổ" các quán cà phê đường tàu - Vì sự an toàn là trên hết Khung cảnh xóm cà phê đường tàu sau 1 tuần thực hiện đóng cửa

Một số quán vẫn vi phạm an toàn giao thông

Gần đây, báo Lao động Thủ đô nhận được phản ánh của nhiều người dân sống gần khu vực phố Hàng Bông, Phùng Hưng… quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về tình trạng một số hộ kinh doanh cà phê trên đường tàu, tiếp tục mở bán cho khách du lịch. Theo người dân, từ cuối tháng 4/2022, những hàng quán dọc đường tàu khu vực Phùng Hưng đã bắt đầu được tân trang và mở cửa đón khách trở lại. Mặc dù lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực vào cuộc chấn chỉnh, tuy nhiên, tình trạng kinh doanh, vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra khá công khai.

Nguy cơ mất an toàn từ quán cà phê đường tàu
Ảnh chụp sáng 8/8 trên đoạn đường sắt đi ngang khu dân cư phố Trần Phú - Phùng Hưng.

Ghi nhận của phóng viên sáng 8/8, chỉ trong khoảng chưa đầy 500m đoạn đường sắt đi ngang khu dân cư phố Trần Phú - Phùng Hưng có đến gần chục quán cà phê đang tất bật đón khách. Khu vực nguy hiểm nhưng nhiều du khách lớn tuổi có, trẻ có, thậm chí cả khách nước ngoài đổ về khu vực cà phê “xóm đường tàu” vẫn ngang nhiên đi lại, vô tư chụp ảnh giữa đường ray. Dù biết rõ những nguy cơ về an toàn hành lang đường sắt, cũng như cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm chụp ảnh giữa đường tàu. Chị Trần Thu Linh (việt Kiều Đức) cho biết, đã lâu chưa về Hà Nội, qua những người bạn tôi thấy khá tò mò, nên dù hơi sợ, nhưng vẫn phải canh giờ tàu chạy để đến đây trải nghiệm…

Sau thời gian bị đóng cửa do dịch bệnh và lệnh cấm vi phạm hành lang an toàn đường sắt, những người lao động đang cố gắng mưu sinh để duy trì cuộc sống, hiện một số hộ kinh doanh cà phê trên đường tàu ở Hà Nội vẫn tiếp tục mở cửa trở lại đón khách. Đa số các hộ kinh doanh trên phố đường tàu đều sắp xếp bàn ghề trong khuôn viên cửa hàng, không dám tràn ra khu vực đường tàu. Thế nhưng việc bất chấp nguy hiểm để kiếm sống chẳng khác nào họ đang đưa bản thân ra đùa giỡn, thách thức tử thần. Nói về việc kinh doanh, buôn bán hoặc sinh hoạt ngay trên đường tàu, rất nhiều người dân nơi đây vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Phần lớn người dân đều cho rằng việc họ nắm rõ giờ tàu chạy nên việc nguy hiểm là không có.

Tại “xóm đường tàu” ven đường Phùng Hưng, đã không ít lần cơ quan chức năng đến làm việc, lập biên bản xử lý các hàng quán kinh doanh. Nhiều người dân không chấp hành luật lệ giao thông, đứng ngồi trên đường sắt cũng bị xử phạt. Tuy nhiên, ngay khi lực lượng chức năng rời đi, chỉ một thời gian sau, hoạt động kinh doanh khu vực đường tàu lại tấp nập, nhộn nhịp trở lại.

Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên - Phó trưởng Công an phường Hàng Bông, (quận Hoàn Kiếm) cho biết, dịch bệnh Covid 19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường (nhất là ngành Du lịch), vào các dịp cuối tuần, lượng du khách trong và ngoài nước đến khu vực tuyến đường sắt để quay phim, chụp ảnh ngày càng đông đã phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch như cà phê, giải khát, ăn nhanh… tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn giao thông đường sắt, cũng như mất trật tự, an ninh xã hội. Để đảm bảo an toàn giao thông, Công an phường thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt và thu giữ các phương tiện vi phạm của các hộ dân. Tuy nhiên, do chủ yếu du khách vi phạm là người nước ngoài nên cũng ít nhiều gây khó khăn trong công tác vận động, nhắc nhở.

Nơi nào vi phạm xử lý trước khi “ngồi tính”!

Dù đã được báo chí, cơ quan chức năng cảnh báo nguy hiểm nhưng tình trạng kinh doanh, vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra một cách công nhiên, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của chính người dân. Trước tình trạng này, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực vào cuộc chấn chỉnh, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân cho biết, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng của quận, phường tăng cường xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quận; tổ chức cho 100% các hộ dân sinh sống hai bên tuyến đường sắt ký cam kết không tái vi phạm hành lang an toàn đường sắt, nhất là các hộ kinh doanh, không bày bàn ghế cho khách ngồi gây cản trở giao thông đường sắt.

“Để đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông đường sắt, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Công an quận, Ủy ban nhân dân các phường, các ban ngành đoàn thể tiếp tục duy trì phương án nêu trên và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; tăng cường lực lượng tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh không lấn chiếm”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thông tin.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Bông, lực lượng chức năng sở tại luôn thực hiện chỉ đạo xuyên suốt của Thành phố và quận Hoàn Kiếm, đặt an toàn giao thông lên trên hết. “Các hộ dân sống trong khu vực này phải tuân thủ quy định an toàn hành lang đường sắt. Chúng tôi sẽ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và nghiêm túc xử lý khi có sai phạm”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Bông cho biết.

Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Thành phố luôn khuyến khích phát triển các dịch vụ du lịch, tuy nhiên phải đúng với quy định của pháp luật và đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối với du khách, nếu đã là "vi phạm" thì phải kiên quyết dẹp bỏ. Để chấn chỉnh tình trạng này và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt, Ủy ban nhân dân các quận cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn đường sắt tới người dân; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt; ngăn chặn, giải tán các điểm tụ tập đông người quay phim, chụp ảnh, ngồi uống cà phê trong lòng đường sắt; chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam giải toả dứt điểm các điểm vi phạm từ phía các hộ kinh doanh trong khu vực tiếp giáp dọc theo đường sắt có hành vi họp chợ, buôn bán trong hành lang an toàn đường sắt.

Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc kinh doanh trên đường sắt đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh không tuân thủ theo những quy định về an toàn giao thông đường sắt. Đồng thời, gây mất an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho chính cá nhân, tổ chức kinh doanh. /.

Việc kinh doanh cà phê, quán ăn nhẹ hai bên đường sắt chủ yếu thuộc khu vực quận Hoàn Kiếm đã được truyền thông cũng như các cấp đề cập từ mấy năm trước. Có ý kiến cho rằng, một khi du khách thích nghĩa là nơi đó hấp dẫn. Vấn đề chính quyền sở tại phải có các văn bản hướng dẫn về chỉ giới an toàn và cách thức vận hành. Ý kiến khác lại cho rằng, bất luận thế nào hành vi kinh doanh trong hành lang an toàn đường sắt cũng là vi phạm Luật Giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của tính mạng. Nay sau hơn 2 năm đại dịch, cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường mới, du khách, người dân lại ‘tấp nập” kéo đến các quán ven đường tàu. Vấn đề đặt ra, chính quyền sở tại phải có biện pháp dứt khoát theo hướng: Tồn tại hay không tồn tại? Nếu cho phép tồn tại phải ban hành văn bản pháp quy kèm theo hướng dẫn về kinh doanh an toàn. Không thể mãi loay loay giữa có và không!

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động