Nguy cơ khiến trẻ bị điếc
Bệnh điếc ở trẻ em: Cần phát hiện và điều trị sớm |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: tại Khoa Nhi thời gian gần đây có khá nhiều trẻ bị viêm tai giữa nặng, tai chảy mủ, dịch có mùi hôi đến khám và điều trị. Đáng chú ý, khi các bác sĩ khai thác tiền sử bệnh lý thì thấy cha mẹ các bé đều bỏ qua những dấu hiệu, cũng như có những xử trí bệnh ban đầu sai cách ở trẻ. Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh thường mắc phải những sai lầm trong việc vệ sinh mũi cho trẻ: Từ việc dùng sai dung dịch, sai cách, sai tư thế cho trẻ.
Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách. ảnh minh họa |
Theo bác sĩ Dũng, trong mũi, xoang mũi có lớp niêm mạc liên tục tiết ra dịch. Đây là các dịch sinh lý không ngừng đào thải ra khỏi xoang, hốc mũi đóng vai trò vệ sinh, bảo vệ hệ thống mũi xoang. “Dịch niêm mạc có chất kết dính, khi hô hấp, con người có thể hít cả bụi bẩn do không khí ô nhiễm… Lúc này, màng niêm mạc như màng chắn, bảo vệ, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dị vật. Đồng thời, theo cơ chế chuyển động kể trên, những dị vật, bụi bẩn được luân chuyển ra ngoài cơ thể dưới dạng “gỉ mũi”, bác sĩ Dũng cho biết.
Ngoài ra, trong môi trường dịch nhầy luôn cân bằng trực khuẩn, tức có cả vi khuẩn có lợi và có hại. Tuy nhiên, cha mẹ không hiểu được rõ nguyên lý, bản chất hoạt động đó của niêm mạc mũi, vô tình, khi vệ sinh sai cách, họ có thể làm mất cân bằng vi khuẩn, từ đó gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Chưa kể, khi mất cân bằng vi khuẩn, niêm mạc mũi khô rát rất dễ bị viêm, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm mãn tính. Lý giải nguyên nhân, vệ sinh mũi sai cách lại có thể dẫn đến nguy cơ điếc cho trẻ nhỏ, bác sĩ Dũng cho hay: Mũi – tai – họng thông nhau, việc viêm mũi kéo dài có thể dẫn tới viêm tai, viêm họng. Và viêm tai lâu ngày, vừa khó điều trị dứt điểm, trẻ lại có nguy cơ bị điếc do viêm nhiễm nặng.
Thậm chí, nhiều bà mẹ, khi thấy con “thò lò mũi”, tự ý dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ. Với trường hợp này, trẻ đã bị ngạt mũi, khi bơm nước không chảy ra được sẽ chảy vào hai tai hoặc trẻ nuốt dễ dẫn đến sặc gây ra viêm tai giữa. Dịch nhày do viêm mũi, không thoát ra ngoài chảy ngược ra vòi nhĩ, ứ dịch hòm nhĩ gây ra viêm tai giữa. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo không sử dụng xi lanh làm dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ. Bởi vì, đầu xi lanh thường rất sắc, không hoàn toàn vô khuẩn, cha mẹ sử dụng không cẩn thận rất dễ gây xước xát mũi cho trẻ, gây viêm nhiễm, tăng bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, tư thế đúng cho việc vệ sinh mũi cho trẻ: Cần có hai người, một người giữ đầu bé. Cho bé nằm lên bàn, tư thế mông cao hơn đầu và nghiêng về một bên. Phía dưới cổ, đầu cần đặt khăn xô khi bơm nước chảy ra có thể lau luôn cho bé. Sau đó, dùng dụng cụ rửa mũi đặt cửa mũi, bóp nhẹ cho nước muối vào. Dùng ống hút, đặt vào cửa mũi hút dịch ra. Với trẻ chảy mũi xanh, khi dịch thấy trong là được. Tiếp tục quay ngược rửa mũi bên kia theo thứ tự như vậy. |
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ tự ý pha nước muối đặc, ngâm nước muối sinh lý kèm tỏi để vệ sinh mũi cho con. “Điều đó vô cùng sai lầm. Mặc dù tỏi có rất nhiều hoạt chất có ích cho con người, có chứa hoạt chất SAC tăng miễn dịch cơ thể và Anixil có khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút… Tuy nhiên, tỏi rất cay, khi cha mẹ dùng nhỏ mũi cho trẻ có thể khiến niêm mạc mũi bỏng rát, phù nề, cháy niêm mạc… Còn với nước muối quá đặc, ngoài pha không đảm bảo độ tinh khiết cũng như nồng độ, nước muối đặc sẽ kéo nước từ tế bào ra, gây viêm niêm mạc mũi”, bác sĩ Dũng cho biết.
Theo bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không rửa mũi cho trẻ nếu không có chỉ định. “Bình thường trẻ mũi khô sạch sẽ, không làm sao mà rửa mũi vô hình chung, bố mẹ đã làm cho mất hết lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Chỉ những trường hợp như viêm nhiễm: Ngạt mũi, chảy mũi tiết nhiều dịch nhầy, lúc đó bắt buộc rửa mũi hoặc khi bé có gỉ mũi khô, ngoáy mũi nhiều do ngứa, để tránh trẻ bóc khô gây rát mũi, cha mẹ nên vệ sinh giúp trẻ. Ngoài ra, trẻ đi xa, đi qua vùng bụi bẩn nhiều cũng nên rửa mũi cho bé.
Với những bé quá nhỏ, cha mẹ không nên dùng phương pháp xịt mũi cho vì áp lực quá mạnh có thể làm niêm mạc mỏng mảnh của bé tổn thương. Lưu ý, khi mùa lạnh, xịt bình khó giữ ấm, không khí lạnh trực tiếp vào niêm mạc mũi dẫn đến viêm niêm mạc. Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý có ngâm qua nước ấm. Như vậy, sẽ yên tâm hơn, đảm bảo và trẻ không bị giật mình.
Với rửa mũi cho bé, người nhà cần dùng ống hút trẻ sơ sinh hút dịch còn đọng lại. Với trẻ lớn, cha mẹ hướng dẫn cháu xì ra là an toàn và sạch sẽ nhất.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47