Người thụ hưởng mong được nhận sớm
![]() | Sơn Tây nỗ lực “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến với Covid-19 |
![]() | “Thần tốc”, đúng nhóm thụ hưởng và không bỏ sót |
![]() | Ấm lòng người lao động từ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng |
Mong sớm nhận được nguồn hỗ trợ
Chị Nguyễn Thị Hiền - công nhân may làm việc tại Công ty cổ phần Thương mại Khang Vĩnh - Phong Phú (Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) cho hay, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chị và chồng đã ở nhà hơn 1 tháng nay, không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập, trong khi đó tiền thuê nhà, điện nước, sinh hoạt vẫn phải chi trả khiến cuộc sống vợ chồng chị gặp không ít khó khăn. Chị Hiền cùng chồng (quê ở Nho Quan, Ninh Bình) lên Thủ đô thuê nhà mưu sinh đã 6 năm nay. Chị Hiền làm công nhân may ở Công ty Khang Vĩnh - Phong Phú - chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Trước khi dịch bệnh xảy ra, thu nhập theo sản phẩm hằng tháng của chị Hiền được khoảng 4-5 triệu đồng.
![]() |
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tới nhà trọ, nắm tình hình lao động tạm nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: B.D |
Tuy nhiên, từ 12/3 đến nay, do không xuất được hàng, công ty cho công nhân nghỉ ở nhà. Chị Hiền cho biết: “Tháng vừa rồi, tôi chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng, từ 12/3 đến nay không đi làm, đồng nghĩa tới đây sẽ không có thu nhập. Trong khi đó, chồng tôi chạy xe grap, từ khi cách ly xã hội cũng không có khách, nguồn thu nhập hằng tháng 7-8 triệu đồng nay cũng chỉ còn tầm 1 triệu đồng. Bản thân tôi đã cố gắng đi hỏi xin việc làm thêm một số nơi, nhưng thời điểm này, doanh nghiệp nào cũng khó khăn nên kiếm việc không đơn giản. Hai vợ chồng tôi đã gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp từ đầu mùa dịch, nay việc làm, thu nhập không có, nhà vẫn phải thuê… nên cuộc sống thực sự rất khó khăn. Chúng tôi cũng không thể về quê vì lệnh cách ly xã hội”.
“Tôi đã tìm hiểu và được biết vợ chồng tôi đều thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết của Chính phủ. Chỉ mong Công ty nơi tôi làm việc và các cơ quan chức năng địa phương nhanh chóng có hướng dẫn về thủ tục, để vợ chồng tôi sớm được nhận nguồn hỗ trợ, vơi bớt khó khăn trong cuộc sống”, chị Hiền bày tỏ. Cùng chung cảnh phải nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chị Khà Thị Ánh (Mai Châu, Hòa Bình) cho biết, chị xuống Thủ đô làm việc tại công ty may đã 10 năm nay.
Từ giữa tháng 3/2020 đến nay, công ty chị cho công nhân nghỉ việc ở nhà vì không có đơn hàng. Sợ ảnh hưởng đến gia đình, làng xóm nên chị và nhiều lao động cùng khu trọ đều nghiêm túc thực hiện cách ly xã hội, không về quê. “Hiện, chủ nhà trọ đã giảm cho chúng tôi 200.000 đồng tiền thuê nhà trong tháng 3, tuy nhiên, tiền lương dành dụm từ tháng trước đến nay cũng đã cạn. Tôi rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và các ban, ngành để đời sống vơi bớt khó khăn. Đồng thời mong Nhà nước sớm dập được dịch để người lao động như chúng tôi đi làm trở lại, có thu nhập trang trải cho cuộc sống”, chị Ánh bày tỏ.
Sẽ công khai để nhân dân cùng giám sát
Giải đáp băn khoăn, nguyện vọng của người lao động về gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Huy Chương – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 42 của Chính phủ, với trách nhiệm được giao, Mặt trận đã tham gia với cơ sở trong việc triển khai thực hiện chính sách. Hiện, công tác rà soát, nắm đối tượng theo nhóm được hỗ trợ tại địa bàn khu dân cư đang được triển khai khẩn trương với sự vào cuộc của Ban Công tác Mặt trận, phối hợp với Trưởng thôn, xóm, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ. Sau khi rà soát, lên danh sách, sẽ được công khai trở lại tại khu dân cư, qua đó nhân dân có thể cùng tham gia giám sát, để chính sách thực sự đến với đúng người, đúng đối tượng.
Ông Chương cũng cho biết, hiện các ban, ngành, đoàn thể đang nỗ lực vào cuộc, dự kiến, cuối tháng 4/2020 có thể chuyển hỗ trợ tới người được thụ hưởng chính sách. “Chúng tôi yêu cầu cơ sở phải nắm rất chắc đối tượng, điều tra kỹ, đảm bảo khách quan, công tâm. Đặc biệt, khi triển khai chuyển kinh phí tới đối tượng thụ hưởng, chúng tôi sẽ cùng với Thanh tra nhân dân thực hiện việc giám sát chi trả hỗ trợ trên địa bàn đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Nếu phát hiện có việc trục lợi và vi phạm trong thực hiện chính sách, chắc chắn sẽ xử lý nghiêm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, ông Chương khẳng định.
Khẳng định quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai gói hỗ trợ tới người dân bị ảnh hưởng, ông Hầu A Lềnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: Chúng tôi xác định việc giám sát thực hiện chính sách lần này rất quan trọng, bởi chính sách lần này hỗ trợ trực tiếp tới đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, được triển khai trong phạm vi thời gian ngắn (từ tháng 3 đến tháng 6/2020), nên thời gian xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, đưa chính sách đến với đối tượng theo Nghị quyết của Chính phủ phải hết sức khẩn trương.
Theo đó, các hình thức giám sát cũng phải được tổ chức đa dạng, trong đó trực tiếp và đóng vai trò quan trọng nhất là sự giám sát của người dân. “Chúng tôi sẽ có hướng dẫn chi tiết, cụ thể, phát huy vai trò của tất cả các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận, đặc biệt là người dân. Trong đó, việc phối hợp với các cơ quan chính quyền trong việc tổ chức, triển khai chính sách là hết sức quan trọng, vì thông qua đó mới có thông tin đầy đủ, chính xác, cũng như trình tự, thủ tục, hồ sơ xét duyệt đảm bảo khách quan, công minh nhất, đúng đối tượng”, ông Hầu A Lềnh cho biết.
Khẳng định việc triển khai gói hỗ trợ công khai, minh bạch không chỉ là quan tâm của riêng người dân, mà là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Việc kiểm tra, giám sát sẽ được tiến hành ngay từ khâu rà soát đối tượng, lập danh sách và xét duyệt khâu chi trả. Tiếp đến là kiểm tra, giám sát ở các cấp, chú trọng đến khâu xử lý, nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm minh, cao nhất.
“Chúng ta phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, và trực tiếp là người dân - những người được thụ hưởng chính sách, vì vậy danh sách hỗ trợ phải được niêm yết công khai ở tổ dân phố, cơ quan, xí nghiệp đến các cơ quan thông tin đại chúng. Nếu làm đúng, đủ quy trình đó sẽ hạn chế tối đa việc trục lợi và vi phạm trong thực hiện chính sách, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An biểu dương công nhân lao động tiêu biểu

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động
Tin khác

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường
Đời sống 08/05/2025 22:17

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan
Đời sống 06/05/2025 16:02

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động
Đời sống 29/04/2025 06:05

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”
Đời sống 28/04/2025 21:31

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người
Đời sống 26/04/2025 12:47

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?
Đời sống 23/04/2025 06:20

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
Đời sống 20/04/2025 15:59

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Đời sống 12/04/2025 16:21

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính
Đời sống 10/04/2025 12:25

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Đời sống 09/04/2025 21:51