Người tham gia BHXH tự nguyện: Được quyền bình đẳng về chế độ thai sản
Chế độ tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện Đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH tự nguyện |
Đánh giá tác động của các chế độ khác cho người tham gia tự nguyện
Trình dự án Luật ra Quốc hội, Chính phủ cho biết, chế độ trợ cấp thai sản này do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính phủ sẽ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.
Ông Phạm Trường Giang cho biết, chế độ hỗ trợ thai sản cho người tham gia BHXH tự nguyện lấy từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Ảnh: H.L |
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, các quy định của chế độ trợ cấp thai sản mới chỉ chú trọng vào lợi ích vật chất mà người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng, chưa chú trọng đến những quyền lợi cũng rất quan trọng như được nghỉ việc để đi khám thai, nghỉ việc khi thực hiện biện pháp tránh thai, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, nghỉ việc khi đình chỉ thai nghén…
Đây là những lợi ích rất cần thiết đối với người lao động nữ khi mang thai, đồng thời, thể hiện được tính bình đẳng giữa các chế độ BHXH trong hệ thống BHXH quốc gia. Vì vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, cân nhắc đánh giá tác động của việc quy định áp dụng chế độ nghỉ khám thai, đình chỉ thai nghén và chế độ nghỉ để thực hiện các biện pháp tránh thai dành cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện tương tự người lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Về mức hưởng trợ cấp thai sản, Ủy ban Xã hội thấy rằng, số người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay còn thấp, tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ tham gia BHXH tự nguyện không cao. Quy định trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự nguyện ở mức 2 triệu đồng là chưa phù hợp với thực tế, đây là mức hỗ trợ được triển khai từ năm 2015.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025, mức hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số là 3 triệu đồng.
“Do đó, để thu hút người lao động sớm tham gia vào hệ thống BHXH, đề nghị nghiên cứu nâng mức hỗ trợ này lên mức phù hợp hơn dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, chăm sóc y tế và điều kiện bảo đảm sức khỏe liên quan đến thai sản”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết.
Hướng tới một hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập
Quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) cho rằng, cần “hướng tới một hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập tại Việt Nam” mức hưởng chế độ thai sản phải tối thiểu bằng mức chuẩn nghèo, đảm bảo không có phụ nữ nào ở Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói vì có con.
“Nếu quy định như dự thảo Luật “người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2 triệu đồng cho một con” là rất thấp, chưa thực sự hỗ trợ cho phụ nữ bảo vệ thai sản và không có ý nghĩa theo chế độ thai sản, vì thai sản là quỹ ngắn hạn thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ”, đại biểu nói.
Đại biểu Trần Văn Khải phân tích, theo tiêu chuẩn quốc tế, phụ nữ cần được nghỉ thai sản ít nhất 14 tuần thì mức này chỉ tương đương 145 nghìn đồng/tuần, tức là khoảng 600 nghìn đồng/tháng, chỉ bằng 40% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn.
Thực tiễn thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn khi sinh con đúng chính sách dân số. Do đó, đại biểu Trần Văn Khải đề xuất mức hưởng chế độ thai sản tối thiểu cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) là 1,5 triệu đồng/tháng (mức chuẩn nghèo nông thôn) trong 14 tuần (3,5 tháng). Đồng thời, vẫn giữ chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
Cũng theo đại biểu, chi phí hưởng chế độ thai sản do ngân sách nhà nước chi trả và có sự chia sẻ quỹ thai sản của chính sách BHXH, nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân cho tất cả các bà mẹ sinh con tại Việt Nam, cần chi từ ngân sách Nhà nước cho các chương trình trợ giúp xã hội khoảng 4.900 tỷ/năm, tương đương 0,05% GDP cả nước năm 2022.
Chế độ do ngân sách Nhà nước hỗ trợ
Tại phiên thảo luận tổ của các đoàn Trà Vinh, Hà Nam và Thanh Hóa, ông Phạm Trường Giang - Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã cung cấp thêm một số thông tin liên quan cho các đại biểu.
Ông Phạm Trường Giang lý giải, mức hỗ trợ thai sản với người tham gia BHXH tự nguyện tại sao là 2 triệu đồng thì phải so sánh với người tham gia BHXH bắt buộc. Người tham gia BHXH bắt buộc là phải đóng góp (mức đóng 3% vào quỹ bảo hiểm thai sản, ốm đau) thì mới được hưởng, còn người tham gia BHXH tự nguyện thì không phải đóng vào quỹ này.
“Qua khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế ILO cho thấy, 70% người tham gia BHXH tự nguyện có mức thu nhập tiệm cận chuẩn nghèo, nếu bắt đóng góp thêm nữa họ sẽ rơi xuống mức cận nghèo, nên chế độ thai sản này là chế độ khuyến khích.
Năm 2016, những người tham gia BHXH tự nguyện có 620.000 lao động nữ sinh con được hưởng, nhưng năm 2022 chỉ còn 400.000 trường hợp hưởng chế độ này. Chế độ này họ không phải tham gia đóng góp mà lấy từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ, nếu tương lai ngân sách có thể cân đối được thì tăng mức này lên”, ông Phạm Trường Giang cho biết.
Là lao động tự do đang tham gia BHXH tự nguyện được hơn 1 năm nay, chị Phạm Thị Hương (trú tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) rất quan tâm đến các chế độ dành cho người tham gia BHXH tự nguyện. “Tôi thấy chế độ trợ cấp thai sản cho lao động tham gia BHXH tự nguyện là rất cần thiết, hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi khi nghỉ sinh con có thêm kinh phí trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, mức 2 triệu đồng/lần sinh con thì thấp, nên tôi mong Nhà nước có mức trợ cấp cao hơn, đồng thời tôi cũng mong khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được chi trả cả chế độ ốm đau”, chị Hương chia sẻ. |
Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động
Chính sách 05/01/2025 10:49
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Chính sách 01/01/2025 17:31
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng
Chính sách 01/01/2025 10:00
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách
Chính sách 26/12/2024 08:47
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Chính sách 24/12/2024 17:36
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 24/12/2024 08:23