Người nghệ sĩ Hà Nội và tác phẩm điêu khắc từ cây đổ
Những bàn tay tài hoa của làng điêu khắc gỗ Nhân Hiền Nghệ nhân gìn giữ nghề điêu khắc truyền thống Người thầm lặng trao truyền “lửa nghề” điêu khắc tượng Phật |
Vừa qua, cơn bão Yagi tràn qua Hà Nội, quật gãy, đổ hơn 25 nghìn cây xanh, trong đó có những cây xanh đã là một phần máu thịt của người Hà Nội, như cây sưa "lãng mạng đến nao lòng" trên đường Hoàng Diệu, cây đa bên đền Bà Kiệu (Hàng Trống), cây si cổ thụ trước Nhà thờ Lớn... và bẻ gãy cả cây mít được người Hà Nội nói vui là "cây mít được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Việt Nam" đó là cây mít trước cổng trụ sở Phát triển Liên hợp quốc (304 Kim Mã - Ba Đình).
Bà Rala Khalidi - Trưởng đại diện của văn phòng Liên hợp quốc tại Việt Nam trao chứng chỉ cho nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Như Ý. |
Cây mít vốn là một loại cây ăn quả phổ biến như muôn loài cây ăn trái khác, nhưng đặc biệt chỉ có cây mít mang ý nghĩa quan trọng về tâm linh trong văn hóa Việt Nam. Mít được coi là biểu tượng của trường tồn và sự thịnh vượng, như chuẩn mực "nhà ngói, cây mít" và có triết lý tâm linh, cùng với đặc tính gỗ mít khá mềm dẻo, nên từ xa xưa người Việt sử dụng gỗ mít để làm tượng và đồ thờ.
Nhìn cây mít "an toàn nhất Việt Nam" bị gãy đổ, những khúc gỗ mít bị cắt xẻ... số phận của những khúc gỗ ấy, rồi lại như 25 nghìn cây xanh đã gục ngã, sẽ lại bị tiêu huỷ hay mục nát ở một đâu đó. Những người yêu Hà Nội không chỉ xót xa mà họ có ý tưởng "biến những thân cành gẫy ấy thành nghệ thuật, để những cây xanh đã chở che cho Hà Nội qua bom đạn, qua bão giông sẽ có cuộc đời mới, mạnh mẽ và không chịu khuất phục như chính khí phách người Tràng An".
Vừa qua, vào đúng dịp chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ Đô, tác phẩm "Recovery from Typhoon Yagi- Hồi sinh sau bão Yagi" sáng tác từ thân cây mít gãy gục vì bão Yagi đã được đại diện cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đón nhận từ những người Hà Nội hết sức đặc biệt, nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Như Ý và người bạn - nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ.
Bức tượng đặc biệt của nghệ sĩ Nguyễn Như Ý. |
Nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Như Ý (sinh năm 1970, Sóc Sơn, Hà Nội) thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật quãng những năm 90, ngay trong những năm hoc đầu tiên, anh đã sớm bộc lộ tài năng của mình qua nghệ thuật điêu khắc. Cuộc đời phẳng lặng thì chẳng có gì để nói, nếu như tai hoạ và biến cố không liên tiếp ập xuống đầu người nghệ sĩ năm 2010. "Vợ bỏ đi, con mất, tai nạn phải cưa cụt một chân", sau các biến cố ấy, Như Ý bỗng hoá thành một con người khác, Ý "điên".
Nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ, hay người mà hoạ sĩ, giới sưu tập tranh gọi với cái tên trìu mến Sĩ "mộc", đã trở thành điểm tựa cho tài năng của Ý. Sĩ "mộc" dọn dẹp cho Ý "điên" ngồi nhờ một góc cửa hàng nhỏ của mình, ngay trước cổng Trường Đại học Mỹ thuật thân quen. Sĩ mua mầu cho Ý, mua cơm cho Ý ăn, mua những bức tượng tái sinh cuộc đời của Ý.
Năm 2012, Phạm Đức Sĩ mở triển lãm "Nguyễn Như Ý - Chân dung điêu khắc Việt Nam đương đại" cho Ý "điên". Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng tại triển lãm phải thốt lên "Nhờ Sĩ "mộc" mà cả Hà Nội biết và chơi tượng của Ý "điên".
Tổng thể bức tượng "Hồi sinh sau bão Yagi" là hình ảnh một chàng trai cường tráng, ngực trần, đầu đội mũ Lạc hồng, chở che cho người phụ nữ ngã quỳ bên dưới, chàng trai một tay ấp lên trái tim, tay phải đang chở che, nâng kéo lên người phụ nữ với bộ ngực căng tròn tượng trưng cho sự sinh sôi. Cả bức tượng truyền đi thông điệp "sự sống sẽ lại hồi sinh".
Phát biểu tại buổi đón nhận tác phẩm, bà Rala Khalidi - Trưởng đại diện của Liên hợp quốc xúc động nói: "Cây mít trước cổng trụ sở Phát triển của Liên hiệp quốc như một người bạn của chúng tôi, cây đã chở che cho bóng mát, cho chúng tôi trái ngọt... khi cây gãy, thực sự chúng tôi rất xót xa, nay nhờ những ý tưởng của những người yêu Hà Nội và sự tài hoa của người nghệ sĩ thiên tài đã có một tác phẩm không chỉ đẹp, mà có còn mang thông điệp rất mạnh mẽ về tính dễ tổn thương của con người, của thiên nhiên và cả khả năng hồi sinh nếu được quan tâm, chú trọng".
Câu chuyện về Ý "điên", về cây mít, và về tác phẩm "Hồi sinh sau bão Yagi" gợi nhớ đến truyền thuyết về chim phượng hoàng tái sinh từ tro tàn. Đó là minh chứng hùng hồn cho sức sống mãnh liệt của con người, của thiên nhiên, và của tinh thần bất diệt Hà Nội.
Qua những thăng trầm của lịch sử, Hà Nội và người dân nơi đây luôn có khả năng vươn lên, tái sinh mạnh mẽ, và tạo nên những giá trị văn hóa, nghệ thuật đáng trân trọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05