-->

Nghệ nhân gìn giữ nghề điêu khắc truyền thống

Với tài năng, lòng yêu nghề, những năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Minh Phú (thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Hà Nội) luôn mong muốn gìn giữ và phát triển nghề điêu khắc Nhân Hiền cũng như giá trị văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm.
Tinh hoa làng nghề điêu khắc Dư Dụ Tinh hoa làng nghề điêu khắc gỗ

Tìm hướng đi mới cho làng nghề

Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km. Cũng giống những làng nghề truyền thống khác, đến thôn Nhân Hiền, từ xa, người ta cũng cảm nhận được không khí lao động nhộn nhịp bằng mọi giác quan. Người ta nghe được tiếng lách cách của những nhát đục, nhát gõ, ngửi được mùi gỗ mới, sờ được những khối gỗ từ sần sùi, thô ráp đến trơn bóng, nhẵn nhụi… Đặc biệt, bất cứ ai đến với nơi đây đều bị ấn tượng và yêu mến miền quê này bởi những sản phẩm thủ công độc đáo được làm từ cái tâm, cái tài của người thợ.

Nghệ nhân gìn giữ nghề điêu khắc truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Minh Phú luôn mong muốn gìn giữ và phát triển nghề điêu khắc Nhân Hiền. Ảnh: K.Tiến

Nghệ nhân Nguyễn Minh Phú cho biết, không biết tự bao giờ, thôn Nhân Hiền vốn kế thừa tinh hoa nghề điêu khắc truyền thống của cha ông lại trở thành làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ nổi tiếng phía Bắc. Theo các cao nhân ở Nhân Hiền thì xưa mảnh đất này có nhiều thợ mộc tài hoa trong việc dựng nhà, cung điện, đình chùa… và từng được triều Lý (1010-1225) mời về kinh đô tham gia xây dựng kinh thành Thăng Long. Nối tiếp truyền thống ông cha, ngày nay những sản phẩm điêu khắc của làng nghề Nhân Hiền không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Sinh ra và lớn lên ở thôn Nhân Hiền, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú đã theo cha và ông nội đi khắp các tỉnh miền Bắc làm điêu khắc, tạc tượng tại các ngôi chùa. Cứ thế trau dồi, học hỏi, ông được truyền lại cho nhiều kỹ thuật quý báu để cho ra đời được một tác phẩm đẹp. Để có thể lưu giữ nghề cha ông để lại, đồng thời nâng cao hơn nữa các sản phẩm làm ra, học hết cấp 3, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú lên Hà Nội theo học lớp năng khiếu Mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật. Sau khi học xong, ông quay về làng ứng dụng những gì mình đã học được, thể hiện chúng qua từng sản phẩm ông tạo ra.

Đầu năm 1990, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú đã có cơ duyên đến với điêu khắc đá. Ông chia sẻ: “Khi điêu khắc gỗ trong thời kỳ khó cạnh tranh, thì Xí nghiệp Đá quý Thanh Xuân mang đá mềm Pyrophilits từ Quảng Ninh về để ông chế tác thử. Ngay từ những đường nét đầu tiên, ông đã nhận ra đây chính là hướng đi mới cho điêu khắc của làng. Từ sự thành công đầu tiên của sản phẩm đã tiếp thêm cho ông động lực để đưa đá vào làm nguyên liệu mới của điêu khắc”.

Đến nay, các sản phẩm của ông trở nên đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã, kiểu dáng. Từ những sản phẩm lớn như: Tượng phật, tượng linh phú, tượng người… đến những đồ vật nhỏ như: Bình, đèn, hộp trang sức… Những sản phẩm điêu khắc từ đá chủ yếu là các sản phẩm nhỏ, hàng kỹ nghệ. Chính vì vậy, để cho ra đời một sản phẩm thường mất rất nhiều thời gian và các công đoạn cần phải làm hết sức tỉ mỉ và công phu, khéo léo chạm, khắc từng chi tiết nhỏ. Các sản phẩm của ông đã đạt đến độ tinh xảo, không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số nước như: Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước Châu Âu…

Đưa điêu khắc Nhân Hiền vươn xa

Chia sẻ về việc chuyển từ điêu khắc gỗ sang điêu khắc đá, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú bày tỏ, việc khắc trên đá và trên gỗ khác nhau hoàn toàn. Hơn nữa, khi khắc trên đá thì cũng có nhiều chất liệu khác nhau, mỗi một vật liệu thì người thợ chế tác phải có những cách biến chuyển khác nhau. Chính vì vậy, những năm qua, kỹ thuật của thợ điêu khắc Nhân Hiền đã đạt đến độ tinh xảo. Những sản phẩm điêu khắc từ đá chủ yếu là sản phẩm nhỏ, hàng kỹ nghệ nên mất nhiều thời gian và các công đoạn công phu hơn, khéo léo hơn trong từng chi tiết chạm, khắc. Nghề điêu khắc ở làng nghề truyền thống Nhân Hiền cũng đã giải quyết cho nhiều lao động và mang lại thu nhập khá.

Nghệ nhân gìn giữ nghề điêu khắc truyền thống
Các sản phẩm của điêu khắc đá Nhân Hiền đa dạng, phong phú. (Ảnh: K.Tiến).

Đặc biệt, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú là một trong những nghệ nhân tài năng với đôi bàn tay “vàng”. Ông đã đạt được nhiều giải thưởng lớn của ngành Thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Giải đặc biệt “Golden - V 2004 (giải thưởng sáng tạo kiểu dáng dành cho sản phẩm); giải đặc biệt “Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam 2010 - Cúp Thăng Long 1.000 năm”; nghệ nhân bàn tay Vàng của chương trình Nghệ thuật Đông Dương; giải Tinh hoa Festival Huế - 2004; giải khuyến khích “Golden V-2005”; giải tinh hoa Việt Nam 2005…

Đối với nghệ nhân Nguyễn Minh Phú, làm điêu khắc không phải chỉ đơn thuần là giữ nghề truyền thống của cha ông mà qua đó còn để gửi gắm tâm hồn mình vào từng sản phẩm. Tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc luôn là những tình cảm cao đẹp nhất. Nhờ điêu khắc, ông đã gửi gắm tình yêu đó qua từng sản phẩm, đặc biệt là tác phẩm “Đài Sen”. Đây là tác phẩm độc nhất vô nhị, được ông sáng tác nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Tác phẩm có kích thước cao 3,7m; chiều ngang của đế chỗ lớn nhất là 2,7m. Kết cấu gồm 4 phần được chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi mộng và ngõng, bao gồm: Bệ vuông, đài sen, cột khắc Chiếu dời đô, búp sen. Đế vuông gồm 2 tầng, xung quanh có 304 ô chữ nhật, mỗi ô chạm khắc một đôi rồng tinh xảo. Toàn bộ bệ vuông có 608 con rồng giống nhau về hình dáng, kích thước vô cùng uyển chuyển. Sản phẩm là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và cái “hồn” của người thợ, thể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Hiện, những lớp nghệ nhân tâm huyết của làng điêu khắc Nhân Hiền vẫn đang ngày ngày miệt mài truyền lửa đến thế hệ trẻ để mang danh tiếng của làng nghề điêu khắc vang xa hơn… Do vậy, bên cạnh việc chế tác, nghệ nhân Nguyễn Minh Phú còn hướng dẫn nhiều thế hệ học trò có nhu cầu học nghề. Theo ông, để trở thành một người thợ điêu khắc giỏi, người thợ cần phải khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì. Bên cạnh đó cần phải có sự sáng tạo để làm ra các sản phẩm của riêng mình, chứ không phải dập khuôn, máy móc theo những khuôn mẫu đã có sẵn trên thị trường. Và điều quan trọng nhất là người thợ đã theo nghề thì cần phải có một tình yêu đối với nghề - đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một người thợ.

Điều trăn trở đặt ra với các làng nghề truyền thống hiện nay là thiếu người kế cận. Nhưng theo nghệ nhân Nguyễn Minh Phú, tại làng nghề điêu khắc Nhân Hiền lại có những nét đặc biệt riêng. Thế hệ trẻ ở làng nghề học Khoa Điêu khắc, Đại học Mỹ thuật rất đông. Khi các bạn trẻ lĩnh hội được kiến thức trong trường Đại học, sẽ quay trở lại địa phương và tiếp tục làm nghề. Chính sự kết hợp giữa nghề truyền thống của cha ông với những kiến thức bài bản ở trường đại học đã thổi một luồng gió mới vào nhiều sản phẩm điêu khắc của địa phương khiến chúng có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện đại.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Xem thêm
Phiên bản di động