-->

Tinh hoa làng nghề điêu khắc gỗ

Nhắc đến các sản phẩm điêu khắc gỗ truyền thống, hẳn không ít người sẽ nhớ ngay đến làng nghề điêu khắc Nhân Hiền (xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Hà Nội). Nơi đây là một trong những làng chuyên chế tác tượng và đồ thờ nổi tiếng, tên tuổi sánh ngang với Sơn Đồng của huyện Hoài Đức. Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân của làng nghề điêu khắc Nhân Hiền đã tạo nên nhiều sản phẩm, vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Đưa sản phẩm nghề truyền thống vươn xa Tinh hoa làng nghề điêu khắc Dư Dụ

Nghề thủ công tinh xảo

Đến Nhân Hiền, ngay từ đầu làng đã có thể nghe thấy những tiếng lách cách của người thợ mộc đang gõ đục trên những thớ gỗ. Với sức sáng tạo và đôi tay khéo léo, người dân làng nghề đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm điêu khắc gỗ đặc sắc, giàu tính truyền thống. Tài hoa, cần cù, ham học hỏi là nét đặc trưng riêng có của những người thợ điêu khắc Nhân Hiền. Chia sẻ về nghề, ông Nguyễn Văn Trúc, Chủ tịch Hội điêu khắc gỗ thôn Nhân Hiền cho biết, điêu khắc là nghề “cha truyền, con nối” của làng. Công việc của người thợ điêu khắc gỗ không hề dễ dàng.

Tinh hoa làng nghề điêu khắc gỗ
Những sản phẩm làng nghề được chế tác tinh xảo. Ảnh: Giang Nam

Chẳng hạn, ở cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Văn Trúc, để có được một sản phẩm điêu khắc hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua các công đoạn từ khâu chọn nguyên, vật liệu cho đến phác thảo bản vẽ pho tượng rồi mới bắt tay vào chế tác. Quá trình sản xuất đòi hỏi người thợ phải tập trung tối đa, từng động tác thật tỉ mỉ, bảo đảm đạt được sự chuẩn mực trong từng chi tiết của sản phẩm. Mỗi sản phẩm như vậy, người thợ tùy theo cấu trúc của bức tượng sẽ sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình điều chỉnh từng đường cưa, nhát đục, nhát đẽo theo từng góc độ sản phẩm yêu cầu. Độ đậm nhạt trên bức tượng cũng được thể hiện qua đôi tay đưa lên đặt xuống chính xác của người thợ.

Nhìn nhận ở góc độ rộng hơn, với nhiều sản phẩm có giá trị mỹ thuật cao, người dân trong làng luôn mang trong mình niềm tự hào của nghề điêu khắc. Ở khoảng thế kỷ XVIII, XIX tay nghề của những người thợ đã vang xa, làng có nhiều nghệ nhân giỏi được cử vào kinh thành Huế phục vụ việc xây dựng cung đình, lăng tẩm… Một số nghệ nhân được triều đình Huế tấn phong chức “Cửu phẩm”. Ở làng, có nhiều “bàn tay vàng” nức tiếng như cụ Hoàng Văn Thiều, Trần Văn Bình… thế hệ kế tiếp có Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Trúc, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Minh Phú, riêng lớp người trẻ nối nghề thì có anh Hoàng Văn Kế… Chính bởi đặc thù nghề điêu khắc theo trường phái cung đình nên người thợ ở Nhân Hiền chú trọng tới các chi tiết tinh xảo, hướng vào thần thái chứ không chỉ tạc tượng đơn thuần như các làng nghề khác. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển, người thợ Nhân Hiền còn linh hoạt chuyển từ điêu khắc mộc truyền thống sang đá và các chất liệu khác.

Theo tìm hiểu, hiện nay ở Nhân Hiền số lao động làm nghề vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 80% số hộ dân của làng. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là chạm khắc các bức tượng dân gian, tượng phật… với nguồn nguyên liệu chính là gỗ mít. Ngoài ra, những người thợ ở đây cũng sản xuất những mặt hàng phổ thông khác như bức phù điêu loại nhỏ, tượng các loại. Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Trúc, về cơ bản nghề điêu khắc ở làng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động mỗi năm. Chia sẻ thêm về thị trường sản phẩm tượng gỗ của Nhân Hiền, ông Nguyễn Văn Trúc cho biết, các sản phẩm của làng nghề do có thương hiệu từ lâu nên thị trường tiêu thụ cũng rộng khắp. Ngoài thị trường trong nước, các sản phẩm còn được đón nhận ở thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Anh...

Gìn giữ để phát triển

Mặc dù có nền tảng làng nghề độc đáo nhưng để giữ nghề là việc không hề dễ. Anh Hoàng Văn Kế (sinh năm 1980) – một trong những người trẻ, lập nghiệp từ nghề truyền thống cho biết, làng nghề bên cạnh đối mặt với những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu thu hẹp thì vấn đề nan giải là thu hút những người trẻ nối nghề.

Hiện cơ sở sản xuất của anh Hoàng Văn Kế thường trực có khoảng 10 lao động. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, việc thu hút những người trẻ tìm đến học nghề tương đối khó khăn. Theo anh Kế, dù là truyền nghề miễn phí song với mức thu nhập khoảng 6-7 triệu đồng/tháng, rất khó “níu chân” những người trẻ, đặc biệt là những người sinh năm 1990 trở về sau.

Tinh hoa làng nghề điêu khắc gỗ
Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền nức tiếng bởi những tác phẩm độc đáo được tạo nên từ đôi tay tài hoa. Ảnh: Giang Nam

Ngoài ra, nhu cầu của thị trường cao, yêu cầu sản phẩm tinh xảo thì giá thành cũng phải rẻ. Bởi vậy, hiện các sản phẩm sản xuất bằng máy xuất hiện ngày càng nhiều nhưng lại được khách hàng ưa chuộng do giá thành thấp. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các sản phẩm ra đời phải nhanh và số lượng lớn, do đó, máy móc sẽ được áp dụng vào thay thế con người ở một số công đoạn nhằm đẩy nhanh tiến độ. Vì vậy, những sản phẩm tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân không tránh khỏi bị cạnh tranh.

Chia sẻ về những định hướng phát triển làng nghề, bà Nguyễn Thị Thi – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hiền Giang cho biết, làng nghề Nhân Hiền có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương. Để gìn giữ và phát triển nghề thủ công truyền thống, xã hiện đang đề nghị với huyện xây dựng và quy hoạch 1 khu chuyên trưng bày, triển lãm các sản phẩm tinh túy của làng nghề. Bên cạnh đó, xã Hiền Giang cũng khuyến khích người làm nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để các hộ làm nghề tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động cho người dân làng nghề; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống cháy nổ… Về lâu dài, địa phương cũng xác định việc di dời các hộ làm nghề ra xa khu dân cư là rất cần thiết. Bởi vậy, chính quyền xã, người làng nghề cũng mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn để nghề điêu khắc ở Hiền Giang có điều kiện phát triển hơn nữa.

Trở lại với những nét tinh hoa của làng nghề điêu khắc gỗ Nhân Hiền, một điểm đáng quý của những người thợ Nhân Hiền đến nay vẫn giữ được gìn giữ đó là chữ “Tín” trong nghề. Chủ tịch Hội điêu khắc gỗ thôn Nhân Hiền cho biết, quan điểm kinh doanh của người thợ Nhân Hiền là khi đã nhận đặt hàng của khách sẽ hợp đồng chính xác đúng ngày, đúng giờ giao hàng, không bao giờ để lỡ thời gian hợp đồng giao hàng với khách. Hàng luôn đảm bảo chất lượng khi xuất xưởng là quy định bất thành văn của những người làm nghề. “Ở đây người những người thợ làm nghề đều đặt chữ tín lên hàng đầu và truyền thống này từ lâu đã ngấm vào tính cách chung của cả làng nghề như một nét văn hóa đặc trưng” - ông Nguyễn Văn Trúc chia sẻ./.

Đinh Luyện

Nên xem

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống

Với quyết tâm thực hiện mục tiêu tới năm 2030 cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, gấp đôi so với số lượng gần 1 triệu doanh nghiệp hiện nay sau gần 40 năm đổi mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thủ tục hành chính phải nhanh nhất có thể, đơn giản nhất có thể và chi phí ít nhất có thể, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp và phá sản.
Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong

Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong

Ngày 7/5, Bộ Công an thông tin về tiến độ điều tra vụ việc, những cập nhật mới nhất, nhiều tình tiết quan trọng liên quan vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024 tại ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long làm cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (14 tuổi) tử vong.
Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh, đội ngũ cán bộ công chức khi về các địa phương mới sẽ rất khó khăn trong việc bố trí về nhà ở. Do đó, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cán bộ, công chức theo hình thức được thuê, mua ưu tiên từ trên xuống và bảo đảm tính công bằng.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cả biến động, một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Những hoạt động thiết thực trong thời gian qua cho thấy rõ tầm quan trọng và hiệu quả của tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội tại địa phương.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Ngày 7/5, tại Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Trước tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng diễn biến phức tạp, ngày 6/5, UBND huyện Quốc Oai tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác xử lý vi phạm. Theo đó, UBND huyện Quốc Oai đã ban hành quyết định tạm dừng công tác điều hành chung đối với chức danh Chủ tịch UBND của 3 xã Hưng Đạo, Hòa Thạch và Ngọc Mỹ để các cán bộ này tập trung chỉ đạo xử lý triệt để vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu đang được Ban Quản lý Dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố tiến hành lựa chọn nhà thầu, dự kiến mở thầu ngày 16/5 và phấn đấu khởi công vào ngày 19/5/2025. Đây là dự án quan trọng kết nối với tuyến đường từ sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội, góp phần nâng cao giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đã định.
Phòng ngừa thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong quá trình sắp xếp bộ máy

Phòng ngừa thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong quá trình sắp xếp bộ máy

Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn đầu tư công phải được thực hiện đầy đủ, đúng phạm vi quản lý, có đầy đủ hồ sơ tài liệu kèm theo.
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường, để có được thành công trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện cần sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện với tinh thần coi đây là nhiệm vụ “trung tâm của trung tâm”, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”. Huyện ủy, UBND huyện phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, công khai các văn bản pháp lý, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án…
Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, hiệu quả, đến nay 100% chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động