-->

Người mang sơn mài bước qua “cánh cửa hẹp”

Đường Lâm là một làng cổ nổi tiếng thuộc thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Hôm tôi ghé mảnh đất xứ Đoài, tiết trời se lạnh, có chút hửng, đẹp vô cùng. Thế rồi, trong sự may mắn đến lạ kỳ hôm ấy, tôi tình cờ gặp Nguyễn Tấn Phát - nghệ nhân đầy tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật.
Khát vọng tỏa sáng thủ công mỹ nghệ Việt Giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề sơn mài Hạ Thái

Màu sắc riêng qua tác phẩm độc bản

Kỳ thực, không phải đến bây giờ tôi mới biết đến Nguyễn Tấn Phát. Cách đây chừng 2 năm, qua một đồng nghiệp tôi đã hiểu biết sơ sơ về người nghệ nhân trẻ này. Thế nhưng, thời điểm đó, các cuộc trò chuyện với anh cũng chỉ chóng vánh qua các cuộc điện thoại ngắn. Chỉ có vậy. Gặp mới thấy, Nguyễn Tấn Phát là người thú vị, mang trong mình niềm đam mê và hoài bão lớn.

Người mang sơn mài bước qua “cánh cửa hẹp”
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát - người đã thổi luồng gió mới vào nghệ thuật sơn mài khi lựa chọn kỹ thuật mới là điêu khắc sơn mài trên gỗ. Ảnh: Đinh Luyện

Người ta nói về Phát với “vũ điệu” xoay vòng của những con giáp được chế tạo độc bản. Nhưng với riêng tôi, Nguyễn Tấn Phát đã thổi luồng gió mới vào nghệ thuật sơn mài khi anh mạnh mẽ lựa chọn lối đi riêng. Anh khéo léo dùng những kỹ thuật mới, thể hiện điêu khắc sơn mài trên gỗ, để sản phẩm tồn tại sống động, không đóng khuôn trên mặt phẳng như những gì từ xưa hay thấy.

Phát nói với tôi, anh bén duyên với mỹ thuật truyền thống từ nhỏ, khởi nguồn ban đầu thì chỉ từ những thú chơi của con nít, như chơi trò trốn tìm sau những cột đình to, rồi khi lại tha thẩn lấy gạch vẽ bắt chước những hoa văn phù điêu trên cột kèo. Những hình tượng, phù điêu sơn mài đã ngấm vào tư duy thẩm mỹ của Phát cứ tự nhiên và hồn nhiên. Theo đuổi nghệ thuật, Phát cũng đơn giản rằng, anh chọn nghề bởi anh mong muốn đưa sơn mài ứng dụng nhiều hơn vào cuộc sống, phát huy hết thế mạnh, giá trị của sơn mài.

Thế rồi, sau khi học hết phổ thông, Phát một lòng theo đuổi hội họa chuyên nghiệp bằng việc thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chuyên ngành Hội họa sơn mài. Ai cũng có những khởi đầu gian nan, Nguyễn Tấn Phát cũng không ngoại lệ. Để nâng cao khả năng của mình, những khi rảnh rỗi, người ta lại thấy anh lang thang nơi các làng nghề, lúc lại làm việc cho một số cửa hàng thủ công, mỹ nghệ có tiếng ở phố cổ Hà Nội. Tất cả quãng thời gian đó là sự tích lũy, đong đầy chất xúc tác giúp Phát học hỏi và hiểu sâu hơn về sơn mài.

Để làm ra một sản phẩm sơn mài của mình, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, phần lớn sản phẩm đều được chế tác trên gỗ, như gỗ mít là loại gỗ mang giá trị bản địa. Yêu cầu cơ bản là gỗ không được mối mọt. Sau khi chọn nguyên liệu, ban đầu người chế tác phải hình dung ra bố cục, hình dáng sản phẩm rồi phác thảo trên giấy, gọi là bản vẽ. Sau đó phải chọn được loại đất sét phù sa chuyên dụng làm điêu khắc để nặn hình rồi mới đục, đẽo, chạm, khắc hoa văn. Xong các công đoạn trên, nghệ nhân mang phơi khô một tuần rồi mới đến bước sơn mài, khảm chất liệu… Dẫn ra sự cầu kỳ như vậy để thấy, mỗi tác phẩm làm ra đều được Phát dành hết tâm sức, tinh hoa của mình.

Nguyễn Tấn Phát là người dung hòa được giữa thỏa mãn đam mê sáng tạo cá nhân với thị trường của những người sưu tập, bởi anh cho rằng mỗi vật sẽ có giá trị khi được đặt đúng vị trí. Có lẽ điều này là đúng bởi khi nhắc đến Nguyễn Tấn Phát là người ta nghĩ đến những sắc màu riêng. Số lượng tác phẩm lớn và có ý nghĩa với năm mới chính là sắc màu riêng mà Nguyễn Tấn Phát tạo ra. Những năm trước, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã gây ấn tượng mạnh với kỹ nghệ “chăn” 1010 chú trâu tuyệt đỉnh nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, rồi đàn hổ 2022 con đủ các dáng hình, màu sắc, kích cỡ dịp Xuân Nhâm Dần 2022 và năm nay - Quý Mão, Phát lại cho ra bộ sưu tập điêu khắc sơn mài mèo có 2023 con. Dĩ nhiên, mỗi sản phẩm của Phát làm ra đều là độc bản và trong nó có một câu chuyện, một cuộc đời riêng.

Qua bộ sưu tập của Phát, tôi lờ mờ nhận ra rằng, dường như người nghệ nhân trẻ đầy tài năng này đang muốn gửi thông điệp tôn vinh tính sáng tạo, vì chỉ có sáng tạo mới giúp phát huy được giá trị trong mỗi con người.

Tôn trọng sự sáng tạo

Có một điều ít người biết, sản phẩm của Nguyễn Tấn Phát vừa có chất Việt và sáng tạo đa dạng đương đại. Nhờ sự đa dạng này, phạm vi khách hàng của Phát cũng khá rộng, từ các bạn trẻ đến người cao tuổi đều có thể tìm thấy những sự đẹp đẽ trong mỗi tác phẩm của anh. Đặc biệt, với đối tượng khách hàng là người nước ngoài, họ cũng rất thích những tác phẩm của anh. Nhìn vào tác phẩm của Phát, họ dường như thấy trong đó chứa đựng những câu chuyện dân gian Việt Nam.

Người mang sơn mài bước qua “cánh cửa hẹp”
Một tác phẩm mèo trong bộ tác phẩm đón xuân Quý Mão của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát. Ảnh: Đinh Luyện.

Chẳng thế mà, hôm ở trong không gian trưng bày của Nguyễn Tấn Phát trên Đường Lâm, cá nhân tôi đã chứng kiến những vị khách nước ngoài say sưa ngắm những chú mèo độc bản cả giờ đồng hồ. Họ ngạc nhiên và cũng rất đỗi tò mò khi không hiểu vì sao và làm cách nào mà người nghệ nhân dùng cách làm truyền thống lại tạo nên sự khác biệt của sơn mài Việt Nam với sơn mài nước khác hay đến vậy. Anh khéo léo kết hợp giữa điêu khắc và sơn mài, dung hòa nó trong một chỉnh thể đầy mới lạ. Các sản phẩm của anh dù đặt trong cả bộ sưu tập hay tách riêng rẽ từng cá thể thì đều tồn tại sống động, không bị đóng khuôn trên mặt phẳng như tranh, hộp, bình, lọ.

Tìm hiểu về Phát, tôi thấy rằng, anh có nhiều suy nghĩ về nghề nghiệp thực sự đáng quý. Sự đáng quý nằm ở chỗ, ngoài việc theo đuổi đam mê, cá nhân anh đã khéo léo lồng ghép với việc truyền nghề. Anh đứng lớp truyền nghề cho một số người dân địa phương hoàn toàn miễn phí. Tại Đường Lâm, anh mong muốn cùng bà con giữ được làng nghề cổ, để du khách đến đây có một nơi tham quan, tìm hiểu về nghề điêu khắc sơn mài, hoặc trải nghiệm trực tiếp.

Hơn hết, bản thân anh mong muốn giúp cho những thế hệ trẻ có thể nắm được cách làm sơn mài, lịch sử của nghề sơn mài, qua đó mọi người thêm hiểu, thêm yêu văn hóa, đời sống của người Việt để thêm trân quý, nâng niu nghề thủ công truyền thống của cha ông. Mong muốn đưa các giá trị Việt vươn xa thế giới.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã và đang có nhiều đóng góp cho nền Mỹ thuật cũng như thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Năm 2011, Nguyễn Tấn Phát nhận được giải thưởng về “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố Hà Nội”. Giải nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014. Năm 2017, 36 tuổi, Nguyễn Tấn Phát đã được thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”, nghệ nhân trẻ tuổi nhất của Thủ đô được vinh danh trong năm. Bên cạnh đó, cá nhân anh đã được dành tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen từ Sở Công thương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội...

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động