Người lưu giữ 1.000 ký ức về “thời hoa lửa”
Kỳ 2: Kiên cường những đôi “mắt thần” giữ biển | |
Cha ông làm nên lịch sử, tuổi trẻ phải làm nên chiến tích |
Gian khó những ngày đầu lập bảo tàng
Một buổi chiều đầu năm, gió Hồ Tây thổi lồng lộng, chúng tôi tìm gặp ông Hiệp “bảo tàng”. Bên ấm trà ướp sen bốc hơi nghi ngút, câu chuyện quanh việc lập bảo tàng của cựu chiến binh (CCB) làng Phú Thượng đậm nghĩa, đậm tình. Chẳng còn “thét ra lửa” như mọi khi bởi CCB Nguyễn Mạnh Hiệp vừa trải qua một cơn tai biến.
Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp bên những kỷ vật |
Dù sức khỏe đã suy giảm nhiều nhưng ánh mắt, nụ cười ông vẫn toát lên niềm nhiệt huyết với đồng đội và công việc. Người bạn đời của ông, bà Phan Thị Hồng Liên ngồi bên cạnh, vừa nắn bàn tay cho chồng vừa góp chuyện về quá trình sưu tầm hiện vật của chồng.
Theo bà kể thì hơn 20 năm qua, xung quanh công việc sưu tầm hiện vật cũng lắm nỗi nhọc nhằn. Nhưng ông Hiệp nhìn vợ rồi lại cười xòa dặn vợ “giấu chuyện”. Có lẽ, những người đàn ông “thét ra lửa” như ông ngại nói về sự nhọc nhằn, tốn kém khi thực hiện “nhiệm vụ” nghĩa tình!
Tại nhà ông hiện đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật có giá trị, mỗi hiện vật không chỉ chứa đựng một câu chuyện lịch sử mà còn là chuyện về quá trình đi tìm mua và mang nó về. Ông Hiệp nhớ lại, khoảng tháng 6/2008 có chuyến đi vào Nghệ An và Quảng Trị tìm mua hiện vật. Khi đó ông rất mừng, có bao nhiêu tiền mang theo ông dành để mua hiện vật, chỉ còn để lại ít tiền đi đường. Nhưng thật không may là trên đường về tới Quảng Bình, trời đổ mưa, bão. Đến bến Phà Gianh, cả đoàn xe không thể qua, phải nằm chực chờ mấy ngày liền. Bão mưa trên trời nhưng bão giá thì ở ngay đó. Cái gì cũng đắt đỏ, số tiền để lại đi đường chẳng mấy chốc tiêu hết. Ông cùng người lái xe phải ăn bánh mì, uống nước lọc cầm hơi. Thế rồi xe cũng qua được phà. Tưởng thế là xong, ai ngờ đi được một đoạn xe lại hết xăng. Lúc này ông mới phải gọi điện cho bạn bè đến “viện trợ”. Sau lần đó trở về nhà, ông ốm cả tuần liền. |
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp sinh năm 1949. Năm 1967, dù thuộc diện miễn nhập ngũ vì có anh trai hy sinh trên chiến trường, nhưng ông vẫn tình nguyện vào bộ đội. Ông Hiệp cùng với sư đoàn 320B của mình đã trải qua bao trận đánh khốc liệt từ Đường 9 Nam Lào rồi vào Quảng Trị, giành được nhiều chiến thắng vẻ vang.
Cuối năm 1969, ông bị thương nặng và được điều trị tại Đoàn an dưỡng 580. Tại đây, sự chăm sóc tận tình của các bác sỹ quân y, y tá, điều dưỡng quân đội đã tiếp sức cho ông vượt qua nỗi đau về thể xác. Sau đó, ông được điều về làm cán bộ khung, huấn luyện và chuyển quân bổ sung cho các đơn vị. Cuối năm 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Bộ Văn hóa, rồi Bộ Giao thông vận tải và làm việc ở đó cho đến lúc nghỉ hưu.
Mặc dù nghỉ hưu nhưng những năm tháng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của ông, bởi những vật dụng cá nhân được giữ lại từ ngày đó và cũng do những vết thương nhức nhối mỗi khi trái gió trở trời. Ông tâm sự rằng, đối với nhiều người, những vật phẩm của chiến tranh là đồ phế phẩm, đáng sợ hoặc gợi ký ức buồn, nhưng với ông nó lại có một sức hút kỳ lạ.
Bởi với nó, ông như được sống lại quãng đời gian khổ, khốc liệt nhưng cũng đầy vinh quang và tự hào của ông cùng đồng đội, đồng chí, đồng bào. Chính vì vậy ông yêu thích chúng, muốn đi tìm rồi gom nó lại...
Chả thế mà hễ hay tin ở đâu người dân tìm được các kỷ vật như nhật ký, bom mìn, quân trang và vật dụng của bộ đội ta hoặc địch còn sót lại, là ông tìm đến hỏi mua bằng được. Gần đây nhất, ông mới mang về ba quả bom từ chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị).
Bảo tàng chứng tích chiến tranh – nơi gửi gắm, lưu giữ những tâm huyết của cả cuộc đời người lính già là ngôi nhà hai tầng, mỗi tầng rộng chừng 40m2. Không gian trước cửa bảo tàng là nơi ông Hiệp trưng bày các loại vỏ bom, đạn pháo, các loại vỏ đạn tên lửa...
Kế đó là những tủ kính gọn gàng ở hai bên bảo tàng, lưu lại rất nhiều những vật dụng thời chiến như ba-lô, mũ cối, chiếc cặp lồng, ca uống nước, hộp đựng thuốc, xoong, nồi... của bộ đội ta bên cạnh những áo giáp, súng đạn, máy tra tấn điện, dù nhảy dài 18m… của quân thù. Bước vào phía trong, ở vị trí trang trọng nhất là bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Ở giữa bảo tàng, ông đặt chiếc bàn làm việc của cán bộ, chiến sĩ nơi chiến trường xưa với máy bộ đàm, văn kiện chiến đấu… Trên tường là hàng trăm bức tranh, ảnh lưu lại dấu ấn về những trận đánh lịch sử trong hai cuộc kháng chiến, nổi bật là bộ ảnh mười cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc hay bức ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Phu Văn Lâu đánh dấu sự kiện tỉnh Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng...
Tại nhà ông hiện đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật có giá trị, mỗi hiện vật không chỉ chứa đựng một câu chuyện lịch sử mà còn là chuyện về quá trình đi tìm mua và mang nó về. Ông Hiệp nhớ lại, khoảng tháng 6/2008 có chuyến đi vào Nghệ An và Quảng Trị tìm mua hiện vật.
Khi đó ông rất mừng, có bao nhiêu tiền mang theo ông dành để mua hiện vật, chỉ còn để lại ít tiền đi đường. Nhưng thật không may là trên đường về tới Quảng Bình, trời đổ mưa, bão. Đến bến Phà Gianh, cả đoàn xe không thể qua, phải nằm chực chờ mấy ngày liền. Bão mưa trên trời nhưng bão giá thì ở ngay đó.
Cái gì cũng đắt đỏ, số tiền để lại đi đường chẳng mấy chốc tiêu hết. Ông cùng người lái xe phải ăn bánh mì, uống nước lọc cầm hơi. Thế rồi xe cũng qua được phà. Tưởng thế là xong, ai ngờ đi được một đoạn xe lại hết xăng. Lúc này ông mới phải gọi điện cho bạn bè đến “viện trợ”. Sau lần đó trở về nhà, ông ốm cả tuần liền.
Tiếp lửa truyền thống
Hiện vật mua về ngày một nhiều, ông Hiệp nghĩ đến việc giới thiệu cho đồng đội được biết, để cùng ôn lại kỷ niệm. Mấy cháu học sinh gần nhà cũng thích thú với hiện vật, với những câu chuyện chiến trường của các ông, các bác nên thường tụ tập ở đây khá đông. Ý tưởng lập bảo tàng được hình thành.
“Lập bảo tàng ra, trước là mong lưu giữ lại những hiện vật đã từng gắn bó với bản thân và đồng đội, sau là để giới thiệu cho giới trẻ ngày nay biết được những chiến tích oai hùng của ông cha thời vào sinh ra tử để có được nền hòa bình như ngày hôm nay” - ông Hiệp tâm sự.
Vốn từng công tác trong lĩnh vực văn hóa nên ông nhanh chóng làm các thủ tục, giấy tờ để xác minh, công nhận hiện vật lịch sử... Quá trình làm thủ tục, giấy tờ cũng mất thời gian, qua nhiều công đoạn nhưng cuối cùng ý nguyện của ông, gia đình và đồng đội cũng được thực hiện. Khu trưng bày hiện vật của ông chính thức được công nhận là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trong niềm vui mừng của đông đảo mọi người…
Hiện tại, Bảo tàng chứng tích chiến tranh của ông còn lưu giữ được khá nhiều các kỷ vật quý, có giá trị lịch sử. Tất cả các kỷ vật này đều được chủ nhân của chúng giữ gìn rất cẩn thận trong tủ kính, trong hòm riêng. Ông còn cẩn thận chú thích rất chi tiết, rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ vào phía dưới mỗi kỷ vật.
Trong khu vực trưng bày này, mỗi kỷ vật thường gắn với một câu chuyện cảm động. Nhiều kỷ vật trong bảo tàng của ông rất đỗi thân thuộc đối với một người lính đi chiến trận năm xưa như: Chiếc gậy Trường Sơn, tấm áo trấn thủ, đôi dép cao su đã mòn gót hoặc những thứ vũ khí được quân dân ta sử dụng trong chiến đấu một thời đã làm cho kẻ thù khiếp vía như dao găm, mã tấu, bàn chông gài bẫy địch, cung nỏ…
Ngày 30/4 đang đến rất gần. Chỉ mong sức khỏe của ông nhanh chóng hồi phục để tâm nguyện xây dựng và phát triển Bảo tàng - nơi lưu giữ lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ - sớm được thực hiện.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54