-->
Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Người lao động phải được hưởng lợi nhất

(LĐTĐ) Hôm qua (14/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Việc tăng tuổi nghỉ hưu và số giờ làm thêm nhận được nhiều ý kiến tập trung thảo luận.
nguoi lao dong phai duoc huong loi nhat Nhiều điểm tránh nắng miễn phí cho người dân
nguoi lao dong phai duoc huong loi nhat Hà Nội: Lần đầu tiên xuất hiện điểm tránh nắng lưu động bằng xe bus
nguoi lao dong phai duoc huong loi nhat 8 quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tăng tuổi nghỉ hưu phải tính đến yếu tố sức khỏe

Theo bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội (cơ quan thẩm tra dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi) đề xuất quy định điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28 của Trung ương và với mục tiêu lâu dài để chủ động chuẩn bị ứng phó với quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh của Việt Nam.

nguoi lao dong phai duoc huong loi nhat
Toàn cảnh phiên họp (ảnh M.K)

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần lộ trình điều chỉnh chậm sẽ có tác động tốt hơn đến tâm lý xã hội của người lao động và doanh nghiệp, tránh tác động, phản ứng quá mạnh đối với người lao động và thị trường lao động.

Cũng theo bà Nguyễn Thúy Anh, đến nay, Chính phủ vẫn chưa bổ sung tài liệu làm rõ những kiến nghị về danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà người lao động có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm theo quy định; chưa đưa ra được cơ sở, bằng chứng khoa học để quy định về khoảng cách tuổi nghỉ hưu (2 tuổi) giữa lao động nam và lao động nữ.

Đề nghị bãi bỏ 6 loại quỹ

Chiều 13/8, phiên họp thứ 36 của UBTVQH cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018. Theo báo cáo của Đoàn giám sát thì hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ khá phức tạp, chưa rõ ràng, chưa có một văn bản pháp luật để thống nhất quản lý các quỹ.

Mặt khác, việc kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, dẫn đến hiệu quả thực sự của các quỹ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu khi thành lập các quỹ.

Cạnh đó, việc cho phép thành lập quá nhiều quỹ làm phân tán nguồn lực Nhà nước, với cách thức, thẩm quyền thành lập các quỹ khác nhau; chưa có quy định thống nhất về quản lý các quỹ dẫn đến việc tổ chức, hoạt động thiếu thống nhất, lúng túng; còn sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính quỹ.

Chính vì thế, Đoàn giám sát của Quốc hội Đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để bãi bỏ đối với 6 quỹ, bao gồm: Quỹ bảo trì đường bộ trung ương; Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế và Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quỹ Phòng chống thiên tai.

Ngoài ra, Đoàn giám sát còn đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để xác định rõ lộ trình bãi bỏ đối với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá; Quỹ bình ổn giá xăng dầu; Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ bổ sung các thông tin cần thiết trên để làm cơ sở, căn cứ để quy định độ tuổi nghỉ hưu cụ thể theo lộ trình hợp lý. Quá trình lấy ý kiến cũng cho thấy, dư luận người lao động chưa có sự đồng thuận cao về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, đòi hỏi cần có thời gian để tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng khác nhau và quan tâm hơn công tác truyền thông trong thời gian tới.

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, tuổi nghỉ hưu phải tính đến các yếu tố sức khoẻ của người lao động Việt Nam, khả năng làm việc của người lao động, kinh tế lao động gồm thị trường lao động, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Cùng với đó cũng phải xem đến yếu tố tâm lý xã hội.

Đây là vấn đề lớn, Trung ương cho chủ trương nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, đến 2035 mới có lao động nữ đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 60 chứ không phải tăng ngay. “15 năm nữa chứ không phải chúng tôi làm luật này để chúng tôi ở lại, không phải cho những người đương chức để kéo dài thời gian làm việc” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh và đề nghị cách làm rõ ràng, bước đi thận trọng và cần thiết phải đánh giá tác động với từng đối tượng cụ thể để báo cáo, thuyết minh trình Quốc hội.

Không tán thành tăng giờ làm thêm

Liên quan đến quy định giờ làm thêm, đại diện cơ quan thẩm tra cho hay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành) nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định, trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ và khống chế số giờ làm thêm tối đa theo tháng.

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội (gọi tắt Ủy ban) và cho rằng nên cân nhắc kỹ vấn đề này để phù hợp với điều kiện làm việc, sức khỏe và thời giờ làm việc của người lao động Việt Nam.

Về vấn đề này, Ủy ban cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng và tiếp tục đề nghị quan tâm đến ý kiến của Ủy ban khi thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (năm 2002) và thẩm tra dự án Bộ Luật Lao động (năm 2012). Mặc dù trên thực tế, nhu cầu làm thêm giờ là có thật; từ phía người lao động bản chất là do tiền lương và thu nhập chưa bảo đảm trang trải cuộc sống; từ phía người sử dụng lao động là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tùy theo từng thời điểm.

Bộ luật hiện hành đã quy định nguyên tắc thỏa thuận khi làm thêm giờ, nhưng việc thực hiện rất khó khăn, hạn chế, tình trạng vi phạm về thời giờ làm thêm khá phổ biến. Mặt khác, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ, khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, trình độ quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, tay nghề người lao động được nâng lên thì năng suất lao động, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc sẽ giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và cải thiện đời sống của người lao động.

Bên cạnh đó, việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm khai thác sức lao động, khiến cho người lao động cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

Vì vậy, Ủy ban đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục làm rõ thêm vấn đề này và việc quy định thời gian phải làm thêm giờ phải theo hướng đảm bảo chặt chẽ, giới hạn trong một số trường hợp đối với một số ngành, nghề, công việc nhất định và phải bảo đảm các nguyên tắc: Phải có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Áp dụng tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ. Bổ sung quy định khống chế giờ làm thêm tối đa theo tháng và phải có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảo sự tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ, tránh để xảy ra tình trạng phổ biến vi phạm pháp luật về làm thêm giờ như hiện nay.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết: Mục tiêu sửa đổi Luật lần này là thể hiện sự quan tâm đến người lao động. Có rất nhiều vấn đề lớn trong việc sửa đổi Luật này cần có sự tham vấn của các chuyên gia và nhân dân. Xu hướng trên toàn cầu là “tăng lương giảm giờ làm” vậy không có lý gì ta lại tăng giờ làm.

Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không tán thành về tăng thời gian làm thêm giờ. Vì theo Chủ tịch Quốc hội, việc làm thêm giờ vẫn giữ nguyên theo Bộ Luật Lao động cũ (200 giờ/năm). Bởi việc tăng thời gian làm thêm giờ xuất phát từ nhu cầu của chủ doanh nghiệp muốn tăng thêm giờ, nhưng không tăng chi phí đầu tư.

Như vậy người lao động làm thêm giờ có được hưởng theo sức lực bỏ ra khi làm thêm giờ hay không? Việc giảm 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần là điều mong muốn của đông đảo người lao động.

"Khi tính toán giờ lao động cho người lao động cũng cần cân nhắc làm sao cho thấu đáo. Cần đi theo xu hướng tiến bộ của xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cứ mỗi lần sửa đổi Bộ Luật Lao động lại đặt ra vấn đề tăng thời gian làm việc của người lao động, trong khi mức thu nhập của người lao động lại không tăng theo, như vậy là không nên” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

H.Phạm- H.Xuân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

(LĐTĐ) Sau 3 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của nước ta chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp và liên tục ghi nhận thành tích mới.
Giải bài toán nguồn nhân lực

Giải bài toán nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Trước nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh Đông Nam Bộ cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn và sự chuyển đổi sản xuất.
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Xem thêm
Phiên bản di động