-->

Người “giữ hồn” cho văn hóa trà Việt

Gìn giữ được văn hóa trà đã khó, nhưng hiểu được những nét tinh túy trong nghệ thuật thưởng trà còn khó hơn gấp bội. Chính những điều tưởng chừng như khó khăn ấy, đã thấm đẫm trong tâm hồn của một chàng trai đất Hà Thành, bởi trà dạy cho anh hiểu về tình yêu, giúp anh hướng tới cái đẹp và yêu cái đẹp. Người đàn ông ấy là Hoàng Anh Sướng – chủ Hiên trà quán nguyện dành cả cuộc đời mình, để truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung đến với bạn bè thế giới.
Giới thiệu nghệ thuật trà của người Hà Nội tại phố cổ

Trăn trở giữ “hồn” trà Việt

Những ngày cuối đông, Hiên trà Trường Xuân tấp nập luôn khách ra vào. Mặc dù khá bận bịu với công việc giới thiệu nét văn hóa trà Việt cho ẩm khách, ông chủ Hiên trà quán – Hoàng Anh Sướng vẫn cố gắng dành cho chúng tôi một ít thời gian. Sau tuần trà nóng, Hoàng Anh Sướng thong thả kể về cái “duyên” với nghiệp trà của anh. Cha của anh - nghệ nhân trà Trường Xuân - là đời thứ 5 của Linh Dược trà nổi tiếng đất Hà thành thế kỷ XX. Cả cuộc đời ông chỉ dành để nghiên cứu về cây trà và nghệ thuật thưởng thức trà Việt.

“Dấu chân cha tôi đã in trên khắp các vùng miền cả nước. Nơi nào có trà là cha tôi lại tìm đến, từ những rừng trà Shan tuyết mọc hoang vu trên vùng núi đá tai mèo ở Phìn Hồ (Hà Giang), rồi đến đồi trà Tà Sùa, Thượng Sơn ở Bắc Yên (Sơn La), hay những đồi trà xanh mướt ở đất Tân Cương (Thái Nguyên), Thanh Sơn (Phú Thọ), Bảo Lộc (Lâm Đồng)... Những nơi cha tôi đi qua, ông không chỉ thu thập kinh nghiệm quý báu về cách ướp trà, mà ông còn quan tâm đến nghệ thuật thưởng trà của từng vùng miền, từng dân tộc. Từ đó, ông chắt lọc và dựng lên một bức tranh chân thực và đầy đủ nhất về nghệ thuật thưởng trà của người Việt, tưởng như đơn sơ mà lại rất cầu kỳ và đầy tinh tuý mang đậm bản chất, văn hóa của người Việt. Trà đã ngấm vào tâm hồn tôi từ chính những câu chuyện, những đam mê về trà được cha tôi kể lại” – Hoàng Anh Sướng tâm sự.

Người “giữ hồn” cho văn hóa trà Việt

Với truyền thống gia đình, nghiệp trà đã ngấm vào tâm hồn ông chủ Hiên trà quán từ thuở còn chập chững. Thế nhưng, cái “duyên” thôi thúc Hoàng Anh Sướng quyết định gánh vác nghiệp trà của gia đình lại được bắt nguồn từ chính dịp sinh nhật lần thứ 70 của cha. Anh nhớ lại: “Trong lễ sinh nhật của cha, tôi thấy ông nâng chén trà đàm đạo cùng các bạn đồng niên, miệng ông cười, nhưng ánh mắt lại đượm buồn khi nói về văn hóa trà Việt đang ngày bị mai một. Ánh mắt cha ám ảnh và thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó và tôi đã hứa với cha tôi rằng: Con sẽ thay cha gánh vác sứ mệnh gìn giữ văn hóa trà Việt. Kể từ đó, lời hứa với cha đã trở thành lẽ sống của cuộc đời tôi”.

Chính thức trở thành người kế nghiệp đời thứ 6 của Linh Dược trà, Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và giới thiệu văn hóa trà Việt đến với bạn bè khắp 5 châu. Để hiểu hơn về trà cũng như văn hóa trà Việt ở mỗi vùng miền, ông chủ Hiên trà quán đã lặn lội theo chân các mẹ, các chị lên nương hái chè. Có nhiều đêm, anh đứng hàng giờ bên bếp lửa hồng chỉ để nhìn những đôi tay thoăn thoắt đang sao chè của những người phụ nữ, sau đó lại ngồi nhâm nhi chén trà thơm để nghe các cụ, các nghệ nhân kể chuyện đời, chuyện nghề. Lúc ấy, anh mới càng thấy thấm thía đến tận cùng cái gọi là công phu, là nghệ thuật, là văn hóa trà Việt.

“Cùng một ngọn núi, cùng một vườn chè, nhưng vạt chè hướng Đông bao giờ cũng ngon hơn chè hướng Tây. Bởi mỗi sáng sớm, khi mặt trời vừa thức dậy, cây chè phía Đông sẽ được đón nhận những tia nắng đầu tiên nên phản ứng sinh trưởng khác hẳn cây ở phía Tây. Rồi cũng một cây chè, tuỳ theo nắng, mưa, gió, tuyết, tuỳ theo mỗi mùa đi qua mà có sự khác nhau giữa hương vị. Thậm chí, ngay cả cách hái chè thôi cũng đủ coi là một nghệ thuật. Bàn tay thô vụng khi hái sẽ làm cho búp chè bị bầm dập, nát héo và đương nhiên hương vị sẽ bị ôi oai… Mọi công đoạn, từ khi chọn đất, địa hình, đến khi thu hoạch sao chế... đều là một nghệ thuật tinh vi đầy cá tính. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: Một ấm trà ngon mới thật là viên mãn” - anh Sướng miên man kể.

Đưa văn hóa trà Việt đến gần hơn với thế giới

Nhằm giới thiệu văn hóa trà Việt đến gần hơn với ẩm khách, việc đầu tiên Hoàng Anh Sướng mở một quán trà nhỏ giữa lòng Hà Nội và lấy tên là Hiên trà Trường Xuân. Tại đây, anh có cơ hội để giới thiệu và hòa mình vào với nghệ thuật ẩm trà. Theo chia sẻ của ông chủ Hiên trà quán, nhiều ẩm khách đến đây chỉ mong được nghe anh giới thiệu về văn hóa trà Việt. Những hôm như vậy, anh nói cả buổi cũng không thấy mệt, bởi lẽ, khi ấy, niềm đam mê trà đã trở nên bất tận. Khách hàng tìm tới quán ngày một đông hơn. Có người đến chỉ để thưởng thức trà, cũng có người đến với mong muốn cùng anh lưu giữ những nét tinh túy nhất của văn hóa trà Việt.

Tại Hiên trà quán, ẩm khách sẽ thực sự bị thuyết phục bởi những hương vị trà truyền thống do chính tay ông chủ quán sao tẩm. Trà ở đây được chia làm ba dòng chính. Dòng trà mộc là trà xanh nguyên thủy của vùng Phìn Hồ, Đồng Văn, Tân Cương, Tà Sùa…được lựa chọn kỹ lưỡng, đánh hương lại theo kinh nghiệm gia truyền. Dòng trà bổ dưỡng là sự kết hợp giữa trà với những vị thuốc bắc, long nhãn, hạt sen, mật ong, hoa cúc…tạo thành những vị thuốc bổ, những chung trà thơm ngon. Cuối cùng và cũng là độc đáo nhất chính là dòng trà ướp hương hoa tự nhiên, với những vị thơm mát của hoa bưởi, vị ngọt ngào của ngọc lan, vị thanh khiết của hoa sen, hoa nhài…

“Để có được những hương vị chè đặc trưng nhất, tôi đã lang thang khắp các vùng đồi trà hoang dã trên dãy núi Hoàng Liên Sơn với độ cao hơn 2.000m. Mỗi lẫn đi như thế, tôi lại mang về một ba lô chè, với những lá chè xanh đậm, rất dày, khi pha trà đưa lên môi có vị ngọt đậm, ngọt đà. Đây chính là minh chứng sinh động nhất cho điều mà tôi vẫn tự hào quảng bá về trà Việt từ lâu: Nước ta là một trong những chiếc nôi trà cổ nhất của thế giới” – Hoàng Anh Sướng kể.

Gìn giữ và truyền bá văn hoá trà Việt, Hoàng Anh Sướng đã “nướng” phần lớn gia sản của mình cho những chuyến đi Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, để tìm hiểu về trà và nghệ thuật thưởng trà của họ, thậm chí anh còn sang cả các nước Châu Âu để tìm hiểu về phương pháp làm trà và quảng bá trà hiện đại. Anh chia sẻ: “Nếu người Trung Quốc thiên về thẩm mỹ qua cách pha trà, người Nhật Bản mang nặng chất đạo với những quy định khắt khe về kích thước của trà thất, về trà cụ, về số chén trà mỗi người được uống trong một tiệc trà... thì người Việt lại ứng xử khá cởi mở đối với trà. Không câu nệ vào những quy định ngặt nghèo, nhưng không có nghĩa là cách uống trà của người Việt đơn giản, đại khái. Từ khâu chọn trà cho đến thưởng trà là cả một nghệ thuật và nó ẩn chứa nhiều đạo lý; nghệ thuật thưởng trà của người Việt trên tất cả là hướng đến sự hoà hợp của trời, đất và lòng người...”.

Sau những lần đi ấy, Hoàng Anh Sướng đã đúc kết ra rằng, không phải cứ kinh tế phát triển, rồi cuộc sống bận rộn, thì văn hóa trà sẽ bị mai một, tất cả những điều ấy chỉ là sự bao biện. Từ thành công của Hiên trà Trường Xuân, Hoàng Anh Sướng cũng ấp ủ ước mơ nhân rộng thêm được nhiều Hiên trà nữa và phục vụ được nhiều hơn nữa nhu cầu của ẩm khách theo từng thế hệ, sở thích...với một tâm nguyện “Trà là báu vật mà cha ông ta đã để lại, văn hóa trà Việt Nam là một yếu tố quan trọng cấu thành nên nền văn hoá dân tộc. Tôi nguyện kế nghiệp cha đem hết tâm sức, góp phần làm dậy hương trà Việt” – Hoàng Anh Sướng bộc bạch.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động