-->
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu:

Khi Di sản văn hóa phi vật thể đang bị thương mại hóa

Bên cạnh việc bảo tồn giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu" thì hiện tín ngưỡng thờ Mẫu đang bị biến tướng “thương mại hóa” làm lệch chuẩn giá trị, vượt qua khỏi không gian vốn có của thực hành tín ngưỡng.
khi di san van hoa phi vat the dang bi thuong mai hoa Liên hoan Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu - Hà Nội 2017
khi di san van hoa phi vat the dang bi thuong mai hoa Đề xuất xếp hạng đền thờ ông Hoàng Mười là di tích quốc gia
khi di san van hoa phi vat the dang bi thuong mai hoa Tối 2/4 đón Bằng UNESCO ghi danh tín ngưỡng thờ Mẫu
khi di san van hoa phi vat the dang bi thuong mai hoa Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh”

Nở rộ đền, phủ, điện thờ Mẫu

Kết quả kiểm tra sơ bộ của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội vào cuối năm 2016 cho thấy, sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn Hà Nội diễn ra ở hầu khắp các quận, huyện, thị xã với khoảng hơn 1.900 đền, điện thờ Mẫu ở mỗi tư gia. Trong khi đó, theo điều tra của Viện Nghiên cứu tôn giáo, đã có 83 ngôi đền, phủ thờ Mẫu ở Hà Nội (khi Hà Nội chưa mở rộng).

khi di san van hoa phi vat the dang bi thuong mai hoa
Một cảnh hầu đồng diễn ra ở Ecopack. (Ảnh minh họa: Nguyễn Công)

Một trong những nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu là “hầu đồng”. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hành nghi thức hầu đồng đang bị biến tướng nghiêm trọng. Hiện tượng hầu đồng mọi lúc, mọi nơi, từ hầu Tứ phủ trong Phủ Trần Triều, hầu đồng tại các chùa, đình và các sư cũng tham gia hầu đồng. Tại các đền to, phủ lớn, trong các dịp lễ cũng hầu đồng, bên cạnh đó, sự bùng phát trình đồng, mở phủ cũng dẫn đến sự biến đổi trong hàng ngũ con nhang, đệ tử. Không chỉ vậy, việc phát lộc trong lễ hầu đồng còn có sự phân biệt nặng nề về vật chất, làm mất đi nét đẹp ứng xử. Các cung văn hiện nay không còn sáng tác lời ca, sáng tác lai lịch các giá đồng như các cung văn ngày xưa, nhiều lễ phục bị thay đổi thái quá khiến người xem không nhận ra chủ nhân của bộ lễ phục đó là vị thánh, thần nào. Đặc biệt, việc lạm dụng sân khấu hóa, sáng tạo quá mức cũng khiến di sản này bị méo mó, biến dạng.

Chị Đinh Thị Hiền (số nhà 45 phố Tân Ấp, Hà Nội) cho biết, chị đã tham gia nhiều lễ hầu đồng ở các đền, điện, phủ ở Hà Nội như Phủ Tây Hồ, Đền Quan Tam, Đền Ghềnh, Đền Rừng, Đền Đại Lộ, Đền Dầm… và một số điện thờ Mẫu tư gia. Theo chị Hiền, thường thì mỗi người ra hầu đồng cũng tốn kém từ 30 triệu đồng, có những người phải chi đến đến tiền tỷ. Ngoài tiền vàng hương, lễ lạt thì tiền để phát lộc trong lễ hầu đồng là tốn kém nhất. Chị Hiền đã chứng kiến có nhiều người phát lộc bằng tiền đô la, dây chuyền vàng lên đến cả tỷ đồng. Ngoài ra, người ra “hầu” thường được bạn bè “mừng” tiền, số tiền “mừng” cũng khá lớn, từ 500 nghìn đến vài triệu, có người mừng lên đến vài chục triệu tùy quan hệ. Ngoài ra việc mua sắm khăn áo, nước hoa, vòng xuyến, đạo cụ như đao, kiếm, dao… đến thuê thợ chụp ảnh cũng tốn một số tiền không nhỏ. Nhiều người không có tiền nhưng vì phải “trả nợ kiếp trước” cho nên phải vay mượn khắp nơi để đủ tiền hầu giá. Còn hầu ở các điện thờ Mẫu tư gia thì chi phí ít hơn, chủ yếu là tiền “giọt dầu” (chi phí cho chủ điện). Tuy nhiên hầu ở điện nhỏ thì ít người lựa chọn hơn. “Ngày nay quần áo hầu cũng rất đẹp và phong phú, có những bộ lên đến vài chục triệu đồng, tuy nhiên nhiều lúc cũng không rõ là con nhang đang mặc trang phục của thánh mẫu nào nữa vì quá biến tấu, lòe loẹt”- chị Hiền nhận xét.

TS. Nguyễn Thị Yên, Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam): Hầu đồng vốn chưa có quy định, khuôn mẫu cố định. Những tranh luận về nghi lễ hầu đồng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề đặt ra là kế thừa như thế nào, chọn thời điểm nào... Chúng ta cần thái độ phê phán, góp ý và tiếp thu để đi đến đồng thuận, tránh đao to búa lớn, quy chụp. Trên hết vẫn là ý thức trách nhiệm và kiến thức của các thanh đồng, cung văn với nghi lễ truyền thống, bởi họ là những người thực hành và nắm giữ nghi lễ, giới thiệu giá trị văn hóa của Việt Nam.

Chị Trần Thị H., chủ một điện thờ Mẫu ở đường Trần Nhật Duật thì cho biết, điện thờ nhà chị do ông bà truyền lại cho bố mẹ, rồi đến đời chị và các anh chị em tiếp quản. Dù là điện thờ tư gia nhỏ nhưng hầu như tháng nào cũng có người đăng ký “lên đồng”.

Bị thương mại, sân khấu hóa

Theo GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam thì nghi lễ lên đồng ở đô thị có những khác biệt với nông thôn, đó là tính cung đình hóa, đô thị hóa, thể hiện trong kiến trúc, trang trí đền, phủ, lễ phục, dâng đồ cúng… Tính thương mại và vụ lợi cũng thể hiện trong hình thức ban phát lộc, cung cách cầu xin của con nhang đệ tử. Các nhà văn hóa tâm linh cần phải nghiên cứu việc sáng tạo trong thờ Mẫu như thế nào để không phản cảm. Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 5.922 di tích, nhưng không phải ở đâu cũng có thể thực hành, ở chùa nào cũng có ban Mẫu… Cần phải làm rõ địa bàn thực hành nên ở đâu, vàng mã đốt thế nào cho phù hợp. Về vấn đề tiền lẻ, đồng ý rằng trong thực hành giá đồng có thể thu tiền lẻ, nhưng không nên tung tiền lên cao, gây phản cảm.

TS. Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) cho biết trong buổi “Hội thảo khoa học Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Nhận diện, bảo tồn và phát triển” diễn ra hôm 16/11 vừa qua: “Việc bảo vệ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội cần bắt đầu nhìn thẳng vào những vấn đề bất cập. Việc tổ chức quá nhiều các cuộc trình diễn, liên hoan như hiện nay dẫn tới xu thế sân khấu hóa, du lịch hóa, sính danh hiệu một cách hình thức, phô trương và dần làm thay đổi tính chất và giá trị vốn có của di sản”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động