-->

Người dân ven đô mong mỏi đường Vành đai 4 sớm được đầu tư xây dựng

Đường Vành đai 4 được xây dựng và hình thành sẽ tạo không gian phát triển mới, tăng cường phát triển, liên kết vùng, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, đặc biệt sẽ giảm “gánh nặng” lên đường Vành đai 3.
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua chủ trương bố trí 23.524 tỷ đồng cho Dự án đường Vành đai 4 Sẵn sàng các điều kiện để triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Kỳ vọng Dự án đường Vành đai 4 sớm được hoàn thành

Sau hơn 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan mới có cơ hội hiện thực hóa Dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành, địa phương liên quan, nhân dân Thủ đô đang rất ủng hộ đại dự án mang tầm chiến lược dài hạn này.

“Dự án đường Vành đai 4 có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố Hà Nội và Vùng Thủ đô. Người dân chúng tôi khi tham gia giao thông thường xuyên gặp cảnh ùn tắc nên rất mong đợi đường Vành đai 4 sớm hoàn thành để giảm tải lưu lượng giao thông, góp phần nâng cao chất lượng sống người dân vùng ven”, anh Nguyễn Văn Thanh (trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Cuối, chủ một doanh nghiệp kinh doanh nông sản (trú tại huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi khi nghe thông tin Dự án đường Vành đai 4 sắp được triển khai. Đây là cơ hội để người dân vùng ngoại thành chúng tôi thuận lợi trong việc giao thương, buôn bán, phát triển du lịch làng nghề; thuận tiện trong việc đi lại từ vùng ven Hà Nội vào khu vực trung tâm”.

Người dân ven đô mong mỏi đường Vành đai 4 sớm được đầu tư xây dựng
Dự án đường Vành đai 4 được xây dựng sẽ giúp đường Vành đai 3 được giảm tải, thông thoáng. (Ảnh: TN)

Không chỉ người dân, các đơn vị vận tải cũng chờ đợi việc xây dựng hệ thống Vành đai 4 sẽ khiến giao thông được rút ngắn khoảng cách cũng như giảm lưu lượng giao thông tới các vùng lân cận. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm bớt thời gian khi lưu thông qua Hà Nội.

Nhiều người cho rằng, việc xây dựng đường Vành đai 4 không chỉ có ảnh hưởng tới địa phương mà còn là sự thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, dự án đã “nằm trên giấy” hơn một thập kỷ, trong khi vấn đề ùn tắc giao thông luôn rất nhức nhối. Do đó, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch rõ ràng, chi tiết, sớm triển khai để tạo niềm tin trong nhân dân.

Giảm “gánh nặng” cho đường Vành đai 3

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đô Hà Nội có 7 tuyến đường vành đai, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Bên cạnh đó, Vành đai 4 còn giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 đã quá tải trầm trọng.

Thực tế hiện nay, các tuyến đường từ Vành đai 3 đổ lại, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường cửa ngõ và trung tâm Thủ đô, nhất là các dịp nghỉ lễ, tết khi nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách tăng vọt, tạo nên những điểm ách tắc lớn với thời gian kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.

“Thực ra mà nói trên đường Vành đai 3 bây giờ có nhiều vấn đề phức tạp. Xe cộ đông, người đi lại quá nhiều mà số lượng phương tiện thì ngày càng lớn, dễ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Trong khung giờ cao điểm lúc nào cũng tắc nghẽn chứ chưa nói gì đến ngày lễ, tết”, anh Nguyễn Văn Bảy, chủ một doanh nghiệp vận tải chia sẻ.

Còn anh Phạm Gia Nguyên (trú tại quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Quê nội tôi ở tỉnh Bắc Ninh, thời gian đầu khi mới thông tuyến đường Vành đai 3 trên cao, tôi về quê chỉ mất khoảng 40 phút. Ba năm gần đây tôi ít lưu thông trên đoạn đường này. Mới đây nhất, ngày thứ Bảy (28/5), tôi trở lại đi đường này và thật sự thất vọng, có đoạn tắc kéo dài cả chục kilomet”.

Một số chuyên gia giao thông cho rằng, đường Vành đai 4 cho phép điều hoà hệ thống cao tốc và giảm tải cho Vành đai 3, trở thành đường trên cao đô thị, mở ra điều kiện để kết nối 5 đô thị vệ tinh trong chùm đô thị của Hà Nội, kết nối trục đô thị của Vùng Thủ đô. Nếu như có các vành đai đủ kết nối thì lưu lượng xe liên kết ngoại tỉnh không có nhu cầu đi qua Thủ đô Hà Nội thì họ chỉ cần đi qua các trục đường hướng tâm di chuyển lên đường vành đai thì sẽ lưu thông từ khu vực này tới khu vực khác dễ dàng hơn.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động