-->

Người dân thành phố Hồ Chí Minh: Chung lòng vượt qua đại dịch Covid-19

Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh đang trong những ngày khó khăn nhất từ trước đến nay trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Thành phố phải đóng cửa, cuộc sống người dân đảo lộn, khó khăn chồng chất lên những người dân thu nhập thấp, người kinh doanh, các công ty, xí nghiệp… nhưng hơn bao giờ hết người dân đang chung sức, đồng lòng cùng chính quyền để vượt qua đại dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
"Biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến ở thành phố Hồ Chí Minh Trưa 11/7: Thêm 633 ca mắc Covid-19 mới, riêng thành phố Hồ Chí Minh 600 ca Thành phố Hồ Chí Minh: “Mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19”

Ôm con vào nhà máy

Sáng 10/7, chị Hoàng Thị Thơ phải chạy đôn chạy đáo về thu dọn hành lý đưa con vào nhà xưởng của công ty để đảm bảo sản xuất. “Con trai tôi mới 2 tuổi, dịch đang căng thẳng công ty sắp xếp chỗ ở cho chúng tôi nhà máy để đảm bảo sản xuất. Mọi thứ đảo lộn, vợ chồng con cái phải xa nhau nhưng chúng tôi cũng cắn răng đồng lòng cùng chính quyền để vượt qua khó khăn chung này”, chị Thơ nói.

Từ 0 giờ ngày 9/7/2021, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chính thức có hiệu lực. Hàng quán đóng cửa, chỉ những cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động. Nhiều khó khăn với người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp ùa tới.

Kể từ cuối tháng 5/2021, bà Vũ Thị Nga, ngụ tại thành phố Thủ Đức, kinh doanh quán cà phê tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, thu nhập ít ỏi khi trải qua ba đợt giãn cách xã hội. Khi thành phố giãn cách theo chỉ thị 16 và cho đóng cửa hàng, bà không còn thu nhập. Chi phí sinh hoạt của gia đình chỉ còn dựa vào tiền tiết kiệm từ trước. Để trang trải thêm, bà Nga cùng con gái mở bán thêm các loại giò chả, lạp xưởng trên mạng nhưng cũng chỉ đủ tiền mua rau, ăn sáng.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh: Chung lòng vượt qua đại dịch Covid-19
Người dân gặp khó khăn bởi Covid-19 nhận tiền cứu trợ từ Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.

“Rất may gia đình tôi có hai con gái lớn vẫn còn công việc, có thể phụ giúp tôi chút tiền sinh hoạt. Dù cũng rất lo mất thu nhập, nhưng tôi nghĩ rằng nếu không giãn cách xã hội sẽ rất khó phòng dịch, bản thân tôi cũng sợ lây nhiễm khi gặp khách đến quán, không biết họ đến từ đâu. Bây giờ phải chấp hành phòng dịch thì sau dịch mới có thể tiếp tục làm việc”, bà Nga nói.

Địa phương của bà cũng bắt đầu triển khai lấy thông tin để hỗ trợ chi phí cho các hộ kinh doanh tự do. Hiện tại, gia đình bà cố gắng cân đối chi tiêu chỉ gói gọn ở mức cơ bản là ăn uống - tiền điện, nước và mạng internet, hạn chế mua sắm hay đầu tư, thực hiện đúng yêu cầu của Chính phủ để phòng dịch.

Đi sâu vào mọi tầng lớp của xã hội trong mùa dịch, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, vô gia cư phải chới với trong ngã mưu sinh mới.

Bà Lê Thị Vân (sinh năm 1944) trước nay vẫn dắt người cháu trai 4 tuổi đi bán vé số xung quanh khu vực Chợ Bến Thành (quận 1) mỗi sáng, đến chiều tối thì ngồi bán khăn giấy và kẹo cao su trên góc đường Đồng Khởi giao Lê Thánh Tôn, tối lại trở ra ngủ vờ vật tại Chợ Bến Thành. Khi lệnh giãn cách được ban hành, vé số cũng không thể đi bán, lề đường và tường chợ cũng không thể ngồi, bà Vân xin các anh bảo vệ Chợ Bến Thành cho vào bên trong ngủ nhờ, mỗi ngày ăn nhờ phần cơm của các anh cho.

“Hồi trước dù khổ nhưng vẫn có thể mua sữa cho cháu uống, còn giờ nó khát sữa cũng đành năn nỉ chờ bà vài ngày, tình hình dịch bệnh ổn định lại sẽ cho cháu ăn uống đầy đủ lại ngay”, bà Vân kể.

May mắn vẫn còn công việc mùa dịch, chị Ngô Trúc Loan (nhân viên văn phòng, ngụ tại khu vực làng Đại học Quốc gia thuộc thành phố Thủ Đức) rất ủng hộ việc giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, dù theo ý kiến của chị cần thực hiện sớm hơn. Dù không bị ảnh hưởng thu nhập, nhưng chị Loan lại gặp ảnh hưởng về tinh thần. Chị cho biết khu vực chị sinh sống đã từng bị phong tỏa đến hai lần. Những ngày đầu trôi qua khá nhẹ nhàng, nhưng đến ngày thứ tư thì cảm thấy khó chịu vì mất kết nối với những người xung quanh, khiến chị cảm thấy bồn chồn, lo lắng hơn.

Tuy nhiên, đây là dịp để gia đình chị quây quần và gắn kết hơn khi thường xuyên ở nhà cùng nhau. Chị Loan chia sẻ: “Tôi mong đợt kiểm soát này sẽ giúp ngăn chặn dịch lây lan rộng. Tôi cũng mong các gói hỗ trợ dành cho người nghèo, người lao động mất việc sẽ được triển khai sớm. Vì cá nhân tôi 15 ngày này chỉ là chút bất tiện trong sinh hoạt, nhưng với nhiều người là bế tắc, cuộc sống bị đe dọa”.

Lạc quan thích ứng trong đại dịch

Ngoài sự đoàn kết, đồng lòng cùng Chính quyền trong cuộc chiến chống dịch bệnh, người dân ở thành phố Hồ Chí Minh còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đầy lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

Suốt nhiều ngày nay, chị Quyên cùng đại gia đình sinh sống ở quận Gò Vấp bận túi bụi với công việc mới là chuẩn bị các suất ăn từ thiện phân phát cho bà con gặp khó khăn trong dịch bệnh Covid-19.

Gia đình chị Quyên vốn nhiều thế hệ cùng chung sống trong một khu vực nên “nhân sự” cho công việc này không thiếu người. Sáng đi chợ, làm cơm canh tấm tế rồi đến chiều tối chị cùng các con, cháu lại đưa cơm ra các khu có người nghèo khó để tiếp trợ bà con.

Chị Quyên cùng gia đình mình phát cơm từ thiện cho bà con gặp khó khăn giữa đại dịch Covid-19.
Chị Quyên cùng gia đình mình phát cơm từ thiện cho bà con gặp khó khăn giữa đại dịch Covid-19.

“Ngày cao điểm gia đình tôi có thể làm được 200 suất cơm. Trong hoạn nạn của dịch bệnh như bây giờ mình cứ ngồi than thở và sợ hãi thì càng khiến mọi thứ trở nên tội tệ. Gia đình tôi chọn cách nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của nhà nước, bên cạnh đó chúng tôi cùng nhau làm cơm canh nóng hổi để dành cho những người khó khăn hơn mình”, chị Quyên nói.

Chị Quyên cho biết thêm, là người thành phố từ bé đến lớn suốt 45 năm qua chị mới thấy người dân ở thành phố trải qua một đợt dịch bệnh lớn như thế. Chị Quyên cho rằng bao đời nay người thành phố Hồ Chí Minh vốn hào sảng và thơm thảo sống đùm bọc nhau khi khó khăn nên chị tin cuộc chiến dịch bệnh lần này cũng sẽ qua nhanh.

Sinh viên Hoàng Trung Quân (ngụ tại quận Tân Phú) cũng đã từng trải qua đợt phong tỏa khu vực do có ca dương tính Covid-19. Ngoài việc học Quân còn làm công việc sáng tạo nội dung online về ăn uống trên mạng xã hội. Bản thân Quân phải tự trấn an tâm lý khi việc học và thi cử cũng phải chuyển sang online, nhiều hoạt động giải trí cũng không được thực hiện. Quân tự trấn an bản thân bằng cách chấp hành tất cả các chỉ đạo phòng dịch của địa phương, Chính phủ cũng như ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi đầy đủ giữ sức khỏe.

Ở nhà, Quân tìm vui bằng cách chơi đàn piano đăng video lên mạng xã hội. “Em và gia đình luôn luôn chấp hành các quy định phòng dịch và em biết Nhà nước đang rất nỗ lực để chống dịch. Mình cần chấp hành và ủng hộ để dịch mau chóng qua đi để trở lại cuộc sống bình thường. Địa phương của em rất quan tâm đến người dân, trong thời gian bị phong tỏa thì em được cung cấp thực phẩm. Gia đình em vẫn có thể đặt mua thực phẩm từ các siêu thị nên cũng không có nhiều bất tiện”, Trung Quân cho biết.

Tương tự, Hồ Hoài Thương (sinh năm 2001, quê Cà Mau) hiện đang ở trọ tại thành phố Thủ Đức, từ lúc trường bắt đầu cho nghỉ dịch, Thương vẫn không về quê mà bám víu lại mảnh đất xa nhà để đi làm kiếm thêm thu nhập và kinh nghiệm làm việc cho sau này. Thế nhưng vừa mới trụ được vài tháng thành phố phải giãn cách, mọi công việc bị đình trệ. Thương phải quanh quẩn trong căn trọ chỉ hơn chục mét vuông để làm quen với nhịp sống làm việc trực tuyến. Mặc dù vậy, điều đó vẫn không trở thành vấn đề với anh.

“Chỉ có làm việc trực tuyến không tốt lắm, khó ra ngoài kiếm thông tin, gặp đối tác nhưng mình vẫn đang làm quen, còn lại cuộc sống của mình vẫn y như cũ thôi. Mình vẫn đi chợ ở Bách Hóa Xanh, vật giá cao hơn chợ nhưng chất lượng cũng đảm bảo mà. Mình cùng vài người bạn ở ghép cũng là những người hướng nội, thế nên cũng không có nhu cầu ra ngoài nhiều”, Thương tích cực.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, Thương cho hay mình đã chuẩn bị sẵn tư thế “đón đầu” chỉ thị 16 và giữ vững tinh thần lạc quan, nâng cao ý thức phòng tránh dịch.

Tính đến chiều 11/7, tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều chuỗi lây đã được kiểm soát, phân loại các vùng nguy cơ để xét nghiệm, chiến dịch tiêm phòng đang diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng. Ngoài các gói hỗ trợ từ Chính phủ cũng như chính quyền thành phố còn có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân và sự tương trợ nhau trong mùa dịch của bà con.

KHÁNH AN – YẾN NHI

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động