--> -->

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ sáng sớm ngày 25/7, người dân đã đổ về các địa điểm: Nhà tang lễ Quốc gia, Thôn Lại Đà (huyện Đông Anh), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) để có cơ hội được thắp nén hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ cụ già, thanh niên, các em nhỏ đều bày tỏ niềm thương tiếc vô hạn trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Cuộc đời của Tổng Bí thư là một tấm gương sáng về sự bình dị, gần gũi và khiêm tốn Chi tiết Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Quảng trường Ba Đình

Người lãnh đạo với nhân cách lớn

Là bạn học cùng Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Đặng Thị Yến (trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) không giấu được những giọt nước mắt lăn dài khi đến tiễn biệt người bạn, người lãnh đạo cao quý của đất nước.

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Đặng Thị Yến, bạn học cùng Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bà Đặng Thị Yến bày tỏ, Tổng Bí thư là một người sống rất chân thành với tất cả bạn bè. Kể từ khi tốt nghiệp ra trường đến nay, dù ở bất kỳ vị trí nào, nhưng mỗi khi gặp mặt, Tổng Bí thư không bao giờ thể hiện sự xa cách với bạn bè. Ông luôn hỏi han đến sức khỏe của mọi người, mọi thành viên trong gia đình chúng tôi. Đó thật sự là một người bạn chân thành, giàu tình cảm, một người lãnh đạo cần mẫn, sống không vì cơ hội hay lợi ích cho cá nhân, gia đình.

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ảnh họp lớp Đại học khoa Ngữ Văn do bà Đặng Thị Yến cung cấp.

Bà Đặng Thị Yến cũng cho biết, khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tất cả bạn bè đều cảm thấy tiếc nuối và hụt hẫng: "Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, chúng ta được nghỉ hưu, được sống những quãng thời gian dành riêng cho gia đình, bạn bè, người thân, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại không có cả thời gian nghỉ ngơi, không có thời gian thoải mái để về vui chơi với cho gia đình, với người thân, bởi trên vai ông còn đảm nhiệm nhiều trọng trách cao cả của đất nước cho đến khi chút hơi thở cuối cùng".

Trong ký ức của những người bạn bè như bà Đặng Thị Yến vẫn luôn khắc sâu hình ảnh về một người bạn học dù là người đứng đầu đất nước nhưng luôn giữ lối sống giản dị, gần gũi, chân tình, trọn đời vì nước, vì dân.

Một đời sống mẫu mực để thế hệ trẻ noi theo

Những hình ảnh cuối cùng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên giường bệnh vẫn cố gắng làm việc được đăng tải trên mạng xã hội khiến tất cả mọi người đều cảm phục trước con người cộng sản kiên trung, một tấm gương vĩ đại. Hình ảnh đó đã lay động người dân, đặc biệt là những bạn trẻ.

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bạn Triệu Tài Minh (sinh năm 2004), sinh viên năm thứ 3 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có mặt từ 6 giờ sáng tại khu vực Nhà tang lễ Trần Thánh Tông (Hà Nội).

Có mặt từ 6 giờ sáng tại khu vực Nhà tang lễ Trần Thánh Tông (Hà Nội), bạn Triệu Tài Minh (sinh năm 2004), sinh viên năm thứ 3 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cũng không giấu được cảm xúc và bày tỏ sự tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Triệu Tài Minh chia sẻ: "Những người trẻ như chúng em ít có cơ hội được gần bác. Tuy nhiên, chúng em thường xuyên lên các trạng mạng xã hội như Facebook hay Tik Tok đều thấy, bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người sống hết mực giản dị; cuộc sống, cuộc đời của bác đều hết mình vì đất nước, đó là tấm gương sáng để học sinh, sinh viên chúng em noi theo và học tập".

Triệu Tài Minh cũng bày tỏ, kể từ khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất cho đến tận bây giờ, cảm xúc của em rất buồn và khó tả, như một sự mất mát gì đó không thể bù đắp được. Sinh ra trên đời, ai cũng phải tuân theo quy luật sinh tử của tự nhiên, nhưng bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam vì những cống hiến của ông dành cho dân tộc, cho đất nước đã được nhân dân Việt Nam và thế giới ghi nhận.

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đỗ Lê Thúy Hằng (sinh năm 1993, tại Lâm Đồng), không kìm được nước mắt khi bày tỏ niềm cảm xúc của mình khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến công tác ra Hà Nội.

Là người dân phương xa đến, Đỗ Lê Thúy Hằng (sinh năm 1993, tại Lâm Đồng), không kìm được nước mắt khi bày tỏ niềm cảm xúc của mình khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến công tác ra Hà Nội.

“Tôi không thể kìm nén được cảm xúc, tôi đã khóc rất nhiều kể từ khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất. Ông ra đi đã để lại di sản lớn cho Đảng và đất nước. Đó là tấm gương sáng và tấm lòng cao cả khi đã hi sinh cả cuộc đời cho Đảng, cho Tổ quốc, để những người đảng viên trẻ, thế hệ trẻ sau này học tập và noi theo”.

Người cộng sản hết lòng vì đất nước, vì nhân dân

Ông Đặng Trần Lưu (sinh năm 1942), tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội), bày tỏ: "Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi rất buồn, rất xúc động và nhớ tiếc ông. Xin được nghiêng mình trước một nhà lãnh đạo có đức, có tài, một đời vì đất nước, vì nhân dân. Ông không chỉ là một nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo chính trị… tài ba, mà còn là một con người sống chân thành, giản dị và gần gũi.

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Đặng Trần Lưu (sinh năm 1942), tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội (áo sọc trắng).

Tôi ấn tượng nhất với đồng chí Tổng Bí thư khi tại Hội nghị tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình năm 2023, Tổng Bí thư đã cho cử tri thấy được, ông là một người lãnh đạo có tài, nhưng cũng là một người sống rất tình cảm, gần gũi, cởi mở và thân thiện. Ông là một người đảng viên trung thành, sống và làm việc theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.

Sự ra đi của ông là một mất mát lớn của Đảng, Nhà nước, nên khi nghe tin Tổng Bí thư mất tôi rất thương xót, ông là một người lãnh đạo rất tuyệt vời, lo cho dân, cho đất nước đến lúc chút hơi thở cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong trái tim hàng triệu người dân Việt Nam

Không giấu được niềm xúc động khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Nguyễn Thị Chín (sinh năm 1957, tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, tôi là người làm ăn kinh doanh, nhưng khi hay tin Tổng Bí thư mất, tôi cảm thấy buồn vô hạn, đó là nỗi buồn khó có thể diễn tả. Vì thế, tôi đã quyết định đóng cửa hàng kinh doanh và nghỉ 4 ngày để đến tiễn biệt ông.

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Nguyễn Thị Chín dậy từ 5 giờ sáng để con trai đưa đến Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Hôm nay tôi dậy từ 5 giờ sáng để con trai tôi chở qua Nhà tang lễ Trần Thánh Tông viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chiều nay con tôi lại chở tôi qua Đông Anh, nơi quê hương của Tổng Bí thư để viếng", bà Chín cho hay.

Mặc dù không công tác trong các cơ quan Nhà nước, nhưng là người dân Việt Nam, bà rất đau buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mỗi khi nghĩ đến, hay có ai đó nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bà lại khóc. Vẫn biết, tuổi cao, sức yếu, sinh lão bệnh tử thuộc về tạo hóa, nhưng sự ra đi của ông đã khiến hàng triệu người dân ngậm ngùi, xúc động như thể mất đi chính người thân ruột thịt của mình.

"Trái tim của người lãnh đạo một đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân đã ngừng đập, nhưng ông sẽ còn sống mãi trong trái tim hàng triệu người dân Việt Nam", bà Nguyễn Thị Chín nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một người lãnh đạo giản dị, thanh bạch, sống trọn đời vì nước, vì dân đã mãi mãi ra đi, kể từ giây phút này đây đã không còn ở bên chúng ta, nhưng sự nghiệp và những giá trị đạo đức, tư tưởng của Tổng Bí thư luôn còn mãi với chúng ta, trên mỗi chặng đường phát triển của đất nước.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Chất lượng không khí, vốn đang trở thành một nỗi lo lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe hằng ngày của mỗi gia đình. Đây là vấn đề cấp bách mà tôi đặc biệt quan tâm khi góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường Cầu Giấy phối hợp với các Nhà hảo tâm vừa tổ chức chương trình trao xe lăn, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn phường.
Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Khi đọc Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xây dựng cộng đồng văn minh, nghĩa tình, và kỳ vọng rằng, những định hướng này sẽ được hiện thực hóa bằng các giải pháp thiết thực, đi vào chiều sâu đời sống.
Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hai Bà Trưng đã phát động chương trình “Ngày cuối tuần xanh” trên toàn địa bàn phường. Hoạt động này không chỉ thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ mà còn là hành động thiết thực hưởng ứng thông điệp “Sạch nhà - Đẹp phố - Xanh Thủ đô”, góp phần xây dựng một Hà Nội văn minh, trong lành.
Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Xã Vân Đình, Hà Nội đang ngập tràn không khí hân hoan và rực rỡ sắc màu cờ hoa, pano chào mừng Đại hội Đảng các cấp.Sự kiện chính trị quan trọng này không chỉ là dấu mốc tổng kết những thành tích đã đạt được, mà còn mở ra định hướng phát triển mới cho địa phương.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Sáng nay (26/7), Chi bộ Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển, Đại hội tiến hành đánh giá kết quả đạt được của Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025; thảo luận và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Từ năm 2026, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tăng thêm 2,9% cho người lao động. Như vậy, lương của lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này cũng được tăng theo…

Tin khác

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện, nhằm tập hợp các vướng mắc cần sửa đổi để đề xuất, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đồng Nai đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn.
Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"

Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng nay 24/7, tại Hà Nội. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công và nhân chứng lịch sử năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu quan trọng.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động