-->

Người dân mong muốn sớm xây dựng lại chung cư cũ

Việc lấy ý kiến người dân và cộng đồng dân cư có liên quan trong nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết là một thủ tục rất quan trọng, đây cũng là tiền đề để tranh thủ sự đồng thuận của người dân nhằm sớm triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ.
Hà Nội: Xem xét ủy quyền phê duyệt hệ số bồi thường xây dựng lại chung cư cũ Đề xuất cơ chế ưu đãi đối với dự án xây dựng lại nhà chung cư

Quận Đống Đa có 12 khu tập thể với 507 tòa nhà chung cư cũ, chiếm khoảng 30% số chung cư cũ của Thành phố. Để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, quận đang tổ chức lập quy hoạch chi tiết, kiểm định chất lượng các khu tập thể. Nhằm bảo đảm tính khả thi của đồ án quy hoạch, quận tiến hành lấy ý kiến công khai của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và nhà đầu tư.

Tại hội nghị, phần lớn người dân đồng tình với việc cải tạo, xây dựng lại khu tập thể, nhưng còn băn khoăn về cơ chế, chính sách di dời, bồi thường, tiến độ dự án, nhất là liên quan hệ số bồi thường và việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án.

Người dân mong muốn sớm xây dựng lại chung cư cũ
Cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một chủ trương lớn của Thành phố được người dân hết sức quan tâm.

Đại diện cho các hộ dân nhà D5, khu tập thể Trung Tự, ông Nguyễn Hữu Vượng, nhất trí với chủ trương cải tạo lại nhà chung cư cũ. Theo ông Vượng, trước đây đã có thông tin cải tạo khu tập thể Trung Tự, lãnh đạo Thành phố thời điểm đó đã về kiểm tra thực tế, tuy nhiên do vướng mắc của các hộ dân tầng 1 nên kéo dài đến bây giờ. Ông Vượng chia sẻ mong muốn, các cơ quan chức năng sẽ quyết tâm để có thể sớm xây dựng, cải tạo lại khu tập thể Trung Tự.

Tại phường Kim Liên, ông Nguyễn Đức Hạnh, khu tập thể B14 Kim Liên, cho rằng: Các khu tập thể cũ đều mang rất nhiều dấu ấn của từng giai đoạn cách mạng, qua quá trình sử dụng hiện tại đều đã xuống cấp. Chúng tôi ủng hộ việc lập nhiệm vụ quy hoạch, tuy nhiên các bản quy hoạch cần phải được cân nhắc, phải có hồn cốt riêng trên cơ sở tính toán lâu dài, không phải cứ vài năm lại lên kế hoạch cải tạo…

Sau khi nghe các trình bày của người dân, các ý kiến tại hội nghị được ban ngành quận Đống Đa giải đáp trực tiếp, đối với các ý kiến liên quan đến các bước sau của việc lập đồ án, đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) quận, Ban Quản lý dự án quận, UBND các phường Trung Tự và Kim Liên cam kết sẽ thông tin kịp thời đến người dân tiến độ của nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch.

Tại quận Ba Đình, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, UBND quận đã tổ chức các hội nghị công khai, minh bạch, lấy ý kiến hộ dân về các nội dung liên quan cải tạo chung cư cũ trên địa bàn để người dân theo dõi, giám sát. Theo phương án được UBND quận Ba Đình đưa ra, nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu sử dụng đất của toàn khu tập thể Thành Công, cũng như tính khả thi của việc cải tạo chung cư cũ nguy hiểm (nhà G6A), UBND quận đã lập phương án đề xuất về tổng mặt bằng cụm nhà chung cư G6A, G6B, G22, G23 và G24 Thành Công thành 3 tòa nhà.

Trong đó, nhà G6A có 3 đơn nguyên thì 2 được xác định là nguy hiểm cấp độ D, phải phá dỡ để xây dựng lại Theo Luật Nhà ở và Nghị định số 69/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Khu đất của tòa nhà này cùng đất của nhà G6B sẽ xây chung cư cao tầng phục vụ tái định cư cho các hộ dân. Cụ thể, tòa nhà tái định cư có diện tích xây dựng 1.880m2, có 3 tầng hầm và 24 tầng nổi (diện tích sàn xây dựng gần 43.500m2) và 3 tầng hầm có diện tích sàn 14.000m2; trong đó có 220 căn tái định cư. Các căn này bố trí từ tầng 3 đến tầng 24, diện tích trung bình khoảng 70m2/căn. Chức năng dịch vụ thương mại, sinh hoạt cộng đồng sẽ bố trí tại tầng 1-2.

Sau khi nhà tái định cư được hoàn thành, các hộ dân tại các nhà G22, G23, G24 nhận căn hộ tái định cư và di dời khỏi các căn hộ cũ để bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng các tòa thương mại dịch vụ. Đáng lưu ý, hệ số K được đề xuất ở thời điểm hiện tại là K=2, tức là nếu như nhà đang có diện tích 40 m2 được tái định cư căn hộ rộng 80m2.

Với phương án này, tại các hội nghị, nhiều ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình với chủ trương của Thành phố về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, song vẫn băn khoăn về phương án xây dựng nhà tái định cư cho các hộ dân, đặc biệt là chất lượng nhà tái định cư. Đáng chú ý, có nhiều hộ dân tòa G6A đã đi tạm cư đến 6 năm, rất mong mỏi các cấp, các ngành chức năng sớm có phương án khả thi để dự án sớm được triển khai đưa người dân quay lại sinh sống, ổn định, tránh thiệt thòi cho người dân.

Về lộ trình triển khai, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến thông tin, nếu phương án tổng mặt bằng được Thành phố phê duyệt thì sẽ lựa chọn nhà đầu tư ngay trong năm 2024. Nếu đợi quy hoạch chi tiết toàn khu được phê duyệt thì sẽ kéo dài thêm 6-12 tháng. Với tinh thần tạo điều kiện nhất cho các hộ dân, quận sẽ cố gắng báo cáo để Thành phố chấp thuận cho triển khai cụm nhà chung cư này trước. Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng khẳng định, việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án là của người dân và người dân sẽ giám sát thi công công trình để đảm bảo chất lượng…

Cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một chủ trương lớn được người dân hết sức quan tâm, do đó nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo cần được thực hiện theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, phải gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Tập thể Thành Công gồm 86 tòa nhà lắp ghép tấm lớn, 5.000 hộ dân, 18.200 nhân khẩu. Theo kế hoạch cải tạo chung cư cũ của Thành phố giai đoạn 2021-2025, tập thể Thành Công là một trong 10 khu chung cư cũ được cải tạo trong đợt đầu tiên. Khu nhà G6A gồm 5 tầng, có 3 khối, trong đó hai khối 1 và 2 được đánh giá mức độ nguy hiểm cấp D; khối 3 cấp C. Từ năm 2016, tòa G6A Thành Công đã được cơ quan kiểm định công bố là nhà nguy hiểm cấp độ D, phải di dời để phá dỡ, xây dựng lại.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động