-->

Người dân mong Đà Nẵng làm mạnh như Hà Nội để sớm dập dịch thành công

Đánh giá về tính chủ động, nỗ lực, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức của Hà Nội trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng, người dân cả nước đều mong rằng Đà Nẵng cũng làm mạnh như Hà Nội để sớm dập dịch thành công.
Cần tính đến việc xây thêm sân bay quốc tế ở phía Nam Hà Nội
Hà Nội sẽ kết hợp giữa “diện” và “điểm” trong công tác dân vận
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

Ngày 1/8, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

Phát biểu góp ý tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Thành ủy Hà Nội đã chuẩn bị rất công phu cho Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

1752ai 9141
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị

Cơ bản nhất trí chủ đề của đại hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Nội nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh năm cuối cùng của nhiệm kỳ, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, nhưng Hà Nội đã chủ động, nỗ lực, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, đạt những thành tựu quan trọng, toàn diện.

“Khi dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng, người dân cả nước đều mong rằng Đà Nẵng cũng làm mạnh như Hà Nội để sớm dập dịch thành công”, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua cả hệ thống chính trị Hà Nội đã phát huy vai trò, vị thế của mình đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia, một trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. “Hà Nội hôm nay tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết tốt hơn nhưng Thành phố đã xanh, sáng, hiện đại, văn minh hơn rất nhiều, cả hình thức lẫn nội dung”, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo cần phân tích rõ hơn về sự chủ động của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành những cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, ngân sách nhà nước, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phân tích sâu, cụ thể hơn kết quả sự hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, bộ, ngành... cho Thủ đô.

“Thành phố cũng dành nội dung trong dự thảo để bổ sung hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhiệm kỳ qua”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Tiểu ban Văn kiện bổ sung, đánh giá thêm về hiệu quả hoạt động công vụ trong thời gian qua, chỉ rõ những lĩnh vực cần quan tâm để cải thiện trong nhiệm kỳ tới; bổ sung số liệu doanh nghiệp hiện có để thấy được bức tranh chung và sức sống của các doanh nghiệp, qua đó đưa ra giải pháp nâng cao năng lực, sức cạnh tranh.

Dự thảo cũng cần làm rõ nội dung về phát triển và tham gia đóng góp các chỉ tiêu phát triển từ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã… và làm rõ tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội tăng hay giảm so với thời gian đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

1800 cfc3065fe6931acd4382
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị

Nhấn mạnh việc Hà Nội phải gương mẫu đi đầu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần đánh giá sâu hơn nguyên nhân của việc nhiều dự án không hoàn thành tiến độ để đề ra giải pháp. Đồng thời, bổ sung một số mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ trong công tác quy hoạch, quy hoạch đặc thù như: Đô thị vệ tinh, không gian ngầm, cải tạo chung cư cũ…

Đáng chú ý, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng cần bổ sung đánh giá năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội trong thời gian vừa qua. Nhất là việc triển khai một số tuyến đường sắt đô thị chậm và triển khai những chuyến xe buýt BRT hiệu quả chưa cao.

Ngoài ra, theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo cũng cần bổ sung nhận xét mối quan hệ hỗ trợ tương tác giữa Hà Nội và các tỉnh, thành trong vùng Thủ đô, từ đó khai thác tối đa thuận lợi, liên kết giải quyết những vấn đề còn tồn tại; đánh giá sâu hơn công tác phòng, chống hàng lậu, hàng giả, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, ùn tắc giao thông, quản lý đất đai, quản lý xây dựng, môi trường..., từ đó đề ra giải pháp hạn chế, khắc phục những bất cập này.

Đánh giá công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố đã được chú trọng và chuyển biến tích cực, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu thực trạng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng còn thấp, cá biệt một số nơi còn mất vai trò lãnh đạo. Do đó, Hà Nội cần rút kinh nghiệm sâu sắc và không để xảy ra những vụ việc ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Phát biểu tiếp thu ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khẳng định, Tiểu ban Văn kiện sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc và với tinh thần cầu thị cao nhất để bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động