Người dân “khát” ngay cạnh trạm bơm
“Đại gia” mới dám xài nước sạch
Xã Vĩnh Quỳnh là khu vực ô nhiễm nặng nhất về nguồn nước ngầm ở huyện Thanh Trì do ảnh hưởng của nghĩa trang Văn Điển. Năm 1996, hệ thống nước sạch nông thôn của xã được đầu tư xây dựng để phục vụ sinh hoạt cho gần 14.000 nhân khẩu của 3
thôn, thời điểm đó chưa có 13 tổ dân phố. Đến năm 2010 hệ thống nước sạch được cải tạo ống phân phối và bổ sung đường ống dịch vụ trên địa bàn 3 thôn. Với mật độ dân số toàn xã hiện nay lên tới gần 23.000 nhân khẩu hệ thống nước sạch cũ kỹ, lạc hậu không thể đáp ứng đủ cho người dân.
Khảo sát một vòng quanh thôn Vĩnh Ninh, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp tình trạng người dân đi chở nước sạch mua lại từ địa bàn các xã lân cận. Nhà nào có kinh tế mua nước bình tinh khiết để sử dụng. Theo chị Phạm Hảo (thôn Vĩnh Ninh), gia đình chị gồm hai vợ chồng và một con nhỏ. Hàng ngày gia đình chỉ dám dùng nước bình vào ăn uống, nấu nướng, còn việc tắm rửa vẫn phải trung thành với nước giếng khoan. “Mỗi bình nước giá 15.000 đồng, mỗi tháng gia đình dùng hết 10 bình.
Vào những tháng cao điểm mùa nóng, số lượng có thể còn tăng gấp đôi nên cũng tốn một khoản chi phí cho nước sạch rồi” chị Hỏa chia sẻ. Chị Hằng được người dân trong khu gọi vui là “trạm bơm nước cơ động” cho toàn ngõ. Khi phóng viên thắc mắc ở đây không hề thấy xuất hiện các nhãn hiệu nước tinh khiết nổi tiếng như Aquafina, Lavie… chị Hằng lý giải: “Giá thành cao nên ở đây những nhãn hàng đó không tiêu thụ được. Loại nước chị cung cấp có tên là Queen bee, Minchi tuy nhiên phổ biến nhất là loại bình 20 lít mang nhãn hiệu King với giá 15.000 đồng/bình”. Để củng cố thêm niềm tin cho khách hàng chị khẳng định: “Nước tôi bán có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh đàng hoàng nên khách hàng yên tâm”. Tuy nhiên, theo một số người dân trong vùng thì khuất mắt trông coi, chứ nước sạch đâu có rẻ như vậy”.
Trăm cách đối phó để có nguồn nước sạch dành cho sinh hoạt thế nhưng đến khoản “kém ưu tiên hơn” như giặt giũ, tắm rửa mới thật nan giải. Anh Hoàng Phi (cụm 10, xóm K - xã Vĩnh Quỳnh) ngao ngán: “Nhà tôi phải thay không biết bao nhiêu vòi dẫn nước giếng khoan, bởi vòi cứ rỉ sét ra rất bẩn khiến nguồn nước vốn đã không được đảm bảo lại thêm phần mất vệ sinh. Theo anh Phi, hầu hết người dân quanh đây đều “ngại” mặc áo trắng bởi “quần áo mà dùng nước giếng khoan rất nhanh bị ố vàng, chưa kể đến việc phải dùng một lượng nước xả vải lớn để át đi mùi tanh đặc trưng của nguồn nước này”.
Nước sạch chỉ đáp ứng được 40% hộ dân
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Đình Tuấn - trưởng thôn Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội) cho biết: “Do hệ thống đường ống nước sạch của xã được đầu tư, sử dụng đã gần 20 năm, mặt khác hệ thống đường ống được đặt dưới lòng đất và đường rãnh nước thải nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số đường ống đã bị nứt vỡ, nước thải rò rỉ vào đường ống cấp nước sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Tuy được bổ sung hệ thống đường ống mới nhưng không đồng bộ, không phù hợp với kết cấu đường ống cũ, tỷ lệ nước thất thoát lớn, nhiều khu vực trên đia bàn xã do tốc độ phát triển đô thị không có đường ống cấp nước...”
Tiếp xúc với ông Nguyễn Đình Hiếu - Phó chủ tịch xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì - Hà Nội) chúng tôi được biết nguồn nước hiện tại từ trạm xử lý nước ngầm của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện cấp chỉ đủ một phần cho nhu cầu ăn uống, khoảng 40% dân số. Khoảng 60% số dân còn lại đang sử dụng nước giếng khoan, nước mưa. Đặc biệt vào mùa khô, khi lượng nước mưa hạn chế đã gây bức xúc trong người dân từ nhiều năm nay. Ông Hiếu cho biết thêm: “Do đường ống cũ nát, thường xuyên bị vỡ, hỏng tỷ lệ thất thoát lớn lên đến 61% nên việc cấp nước cho các thôn không thường xuyên mà phải chia theo ngày”.
Theo ông Nguyễn Đình Hiếu - phó chủ tịch xã Vĩnh Quỳnh, tháng 11/2013, UBND thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch Vĩnh Quỳnh giao cho chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (VIWACO) thực hiện trong các năm 2014-2015. Tuy nhiên đến tháng 8/2014, người dân xã Vĩnh Quỳnh vô cùng bức xúc khi nhân được thông báo từ Sở Xây dựng về việc Công ty VIWACO hiện vẫn đang huy động nguồn vốn để thực hiện dự án. Thêm vào đó thực trạng nước sông Đà qua tuyế 55434n đường ống dẫn nước hiện đang cung cấp cho Hà Nội đã quá tải, phải chờ xây dựng tuyến đường ống dẫn nước thứ hai mới có thể đáp ứng nguồn nước cấp cho xã Vĩnh Quỳnh. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14