Người dân hào hứng ủng hộ
Dẹp bỏ cơ sở dịch vụ ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm | |
Kinh hãi đồ ăn cổng chùa |
Du khách “hết hồn”
Người Hà Nội vốn có truyền thống văn minh, thanh lịch, thể hiện từ giao tiếp, ăn nói, trang phục và cả trong kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian qua, nét đẹp văn hóa ấy có phần giảm sút, rất đáng lo ngại. Chị Thu Hoài – một du khách đến từ TPHCM kể lại chuyến ra thăm Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua. Sau khi thăm thú phố phường Hà Nội thì cũng đã quá trưa, chị Hoài đã dừng chân tại một quán bún ngan vỉa hè khá có tiếng trên phố Phùng Hưng (Hà Nội). Sau khi nếm thử và có đôi lời góp ý về nước dùng có phần hơi nhạt, chị Hoài lập tức nhận được ánh mắt sắc lẹm, cau có cùng không ít lời chua chát, thô lỗ, thậm chí là tục tĩu.
Ảnh minh họa. |
Chưa hết, khi vào ăn kem Tràng Tiền, thái độ phục vụ của nhân viên cũng khiến chị Hoài không khỏi ngỡ ngàng. Số là, thấy nhân viên tay không lại cầm vào kem đưa cho khách, chị liền góp ý, nhắc nhở. Thay vì nhận được lời xin lỗi, người nhân viên đó lườm nguýt và bóng gió thách thức "...đây vẫn bán thế, ăn được thì ăn, có que kem cũng đòi hỏi nhiều..."
Trên thực tế, chị Hoài không phải là trường hợp đầu tiên “gặp nạn” khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại Thủ đô Hà Nội. Cảnh nhân viên, mặt cau, mày có, lầm lầm lì lì khi phục vụ khách, còn chủ nhà hàng thì sẵn sàng "văng" ra những tràng chửi bới rất thô tục hay mang hương, giấy đốt vía xua khách... chỉ vì những lý do đơn giản đã không còn quá xa lạ với nhiều người khi đi mua hàng ở các khu chợ, ăn uống... Từ thực tế trên cho thấy, thời gian qua, sự xuống cấp của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt thông tin về một số quán “bún mắng, cháo chửi” đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của một Hà Nội thanh lịch và hiện đại, văn minh. Vì thế, việc thực hiện nếp sống văn hóa trong hoạt động kinh doanh ăn uống là điều cần thiết.
Người dân đồng tình
Mới đây, Thành ủy Hà Nội có văn bản số 508-CV/TU truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy về việc thực hiện nếp sống văn hóa trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó, nội dung văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên một số trang mạng và dư luận xã hội có nhiều bài viết phản ánh, phê bình các hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một số chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống làm ảnh hưởng đến hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh... Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo Sở Văn hóa và thể thao nghiên cứu, xây dựng, trình UBND TP ban hành “Quy chế tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố, theo hướng văn minh, hiện đại”. Đây là một trong những chủ trương đúng đắn được nhân dân rất đồng tình ủng hộ.
Anh Hoàng Phúc – Chủ nhà hàng Ba Miền (Duy Tân – Hà Nội) chia sẻ: “Mình kinh doanh lịch sự, đúng văn hóa nhưng người khác kinh doanh thiếu đạo đức, không coi trọng ứng xử văn hóa trong kinh doanh có thể khiến khách hàng ác cảm với tất cả những người kinh doanh, cửa hàng kinh doanh. Như vậy, công việc của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng. Tôi mong rằng, khi thực hiện nếp sống văn hóa trong kinh doanh ăn uống sẽ không còn những người thiếu đạo đức trong kinh doanh nữa, những người làm ăn chân chính như chúng tôi cũng được lợi hơn.” |
Chị Nguyễn Thị Hải Anh, một người dân sống tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi đã từng là khách hàng của một số quán kiểu này. Tôi ủng hộ chủ trương của thành phố. Cần phải thay đổi, xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong hoạt động dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Đây là thủ đô của một nước, cần phải giữ nếp văn hoá ứng xử văn minh lịch sự, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.” Còn anh Hoàng Hùng (Cầu Giấy – Hà Nội) nói: “Hà Nội xử lý những quán ăn có hành vi thiếu văn hóa như vậy là rất đúng. Mong rằng quy chế ứng xử trong hoạt động buôn bán sớm ra đời để không còn những người thiếu văn hóa như vậy được buôn bán nữa. Những hành vi như vậy, chỉ làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam thôi”.
Ý kiến về chủ trương này, ông Lê Công Năng – Trưởng phòng truyền thông Công ty Du lịch Vietrantour cho biết, văn hóa ứng xử, đạo đức kinh doanh là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu dịch vụ kinh doanh ăn uống được chú trọng, đây sẽ là kênh thu hút khách du lịch rất tốt. Khách du lịch trong nước cũng như quốc tế khi tìm đến Hà Nội không chỉ vì cảnh đẹp, vì cuộc sống yên bình mà còn là ẩm thực, được thưởng thức những món ăn “độc nhất vô nhị”.
Vấn đề ẩm thực rất quan trọng trong đời sống xã hội bởi nó là nhu cầu thiết yếu nhất. Thế nhưng, để việc kinh doanh ăn uống đi vào nếp sống văn hóa và được người dân ủng hộ, được du khách biết đến thì mỗi người dân nói chung và người kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng cần thay đổi thói quen và ý thức của chính mình ngay từ hôm nay.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06