--> -->
Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020:

Người dân được hưởng lợi

Sau 3 năm triển khai chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó, phải kể đến mạng lưới y tế nước ta được phát triển rộng khắp; Tiếp tục giảm số ca mắc, số người chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi…
nguoi dan duoc huong loi Người nghèo khám thai: Được hỗ trợ kinh phí thực hiện sàng lọc

98% phụ nữ đi sinh được nhân viên y tế qua đào tạo đỡ

Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết 3 năm (2016-2018) và kế hoạch 2 năm (2019-2020) của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế tổ chức vừa qua. Theo ông Nguyễn Công Sinh- Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, chương trình mục tiêu Y tế- Dân số trong 3 năm qua đã giúp cho tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 15,3% năm 2013 và giảm xuống còn 13% năm 2018. Tuổi thọ người dân được nâng cao.

Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi, vắc xin phối hợp Sởi – Rubella đạt tiêu chuẩn GMP, là quốc gia thứ 11 loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết. Tiếp tục giảm số ca mắc, số người chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Riêng ở lĩnh vực sinh sản, nhờ triển khai các giải pháp hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong cho bà mẹ và trẻ em, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giảm dần qua các năm từ 2016 đến nay. Tỉ lệ phụ nữ có thai được khám ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ đạt 91%, tỉ lệ phụ nữ đẻ do nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 98%.

nguoi dan duoc huong loi
Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 3 năm qua cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

Ngoài ra, chương trình mục tiêu Y tế -Dân số 3 năm qua cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo an toàn phòng chống một số bệnh lý về huyết học…Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng được kiểm soát ở mức dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới; tiếp tục mở rộng các cơ sở cấp phát thuốc tại cộng đồng...

Đánh giá về chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Với sự đóng góp của chương trình có thể nói ngành Y tế những năm qua đã có nhiều thay đổi. “Chúng ta đạt được nhiều thành quả từ y tế thôn bản, tỉ lệ tử vong của mẹ và bé dưới 1 tuổi giảm đáng kể. Chưa nói đến các vấn đề suy dinh dưỡng, chăm sóc người cao tuổi đều rất được quan tâm” – Bộ trưởng Bộ Y tê nói. Tình trạng mất cân bằng giới tính còn cao

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bên cạnh những thành tựu, chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức mới về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển như: Những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu,... đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đó là ô nhiễm môi trường sống, các yếu tố về hành vi lối sống,... đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp.

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số gồm 8 dự án:

Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Tiêm chủng mở rộng; Dân số và phát triển; An toàn thực phẩm; Phòng chống HIV/AIDS; Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học; Quân dân y kết hợp; Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế.

Những căn bệnh này là những “sát thủ” hàng đầu, đang chiếm 73% số ca tử vong hằng năm. Tỷ lệ quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn thấp. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn còn ở mức cao; An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc cần phải tập trung giải quyết, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học khó kiểm soát, các vi phạm về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn diễn ra phổ biến trong khi chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; Nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn cao ở một số nhóm dân cư yếu thế gồm vị thành niên và thanh niên chưa lập gia đình, người di cư, người có HIV, người tàn tật, người hành nghề mại dâm, người đồng tính.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao, tỷ suất sinh vẫn còn nguy cơ tăng ở một số vùng. Sự khác biệt giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư về các chỉ số sức khỏe sinh sản còn lớn và có xu hướng gia tăng.Tỷ số tử vong mẹ, tử vong trẻ em ở một số khu vực miền núi cao gấp 3 - 4 lần so với khu vực đồng bằng, đô thị và gấp gần 2 lần so với mức trung bình toàn quốc.Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn cao ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước và trong sinh bảo đảm chất lượng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế…

Chia sẻ về những khó khăn khi triển khai chương trình mục tiêu Y tế- Dân số thời gian tới, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nguồn lực để thực hiện Chương trình đang rất hạn chế và thiếu. Nguồn lực này chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước vì Quỹ bảo hiểm chỉ có khả năng chi trả cho khám, điều trị khi đã mắc bệnh và chính quyền nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động này, đặc biệt chưa bố trí kinh phí địa phương để thực hiện Chương trình.

Trước thực tế tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan quan tâm, tiếp tục tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn. “Đồng thời tiếp tục quan tâm đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng y tế dự phòng, tăng cường đầu tư cho y tế biển đảo và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện y học cổ truyền”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu.

Nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn còn lại của chương trình (2019-2020), Bộ trưởng Bộ Y tế giao các đơn vị hoàn thành các mục tiêu trong việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân đối với các trạm y tế xã. Yêu cầu đến năm 2020 mỗi người dân phải có một hồ sơ sức khỏe điện tử tại trạm y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Trong 2 năm (2019-2020), Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 cần phải tiếp tục triển khai có hiệu quả và đạt được các mục tiêu của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lồng ghép với Chương trình sức khỏe Việt Nam và đề án tăng cường y tế cơ sở.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế vừa ban hành Công điện 981/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3.
Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho các nạn nhân.
Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí

Sáng ngày 19/7, tại trường Tiểu học Minh Châu (xã Minh Châu, Thành phố Hà Nội), Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Minh Châu phối hợp cùng các đơn vị đồng hành tổ chức khai mạc Hành trình chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2025. Hơn 6.600 người dân sẽ được khám và phát thuốc miễn phí trong thời gian từ 19/7 đến hết tháng 9/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động