--> -->

Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật qua điện thoại di động

Hệ thống này có thể được sử dụng trên điện thoại di động (app.mobile) và website sử dụng trên máy vi tính để cá nhân, tổ chức, cơ quan dễ dàng gửi phản ánh, kiến nghị và theo dõi tiến trình xử lý phản ánh, kiến nghị đó.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa làm việc với các đơn vị về nội dung dự kiến triển khai Quyết định số 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”.

Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Nguyễn Duy Thắng, thời gian qua, Cục Kiểm tra VBQPPL đã chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Công ty cổ phần Bkav nghiên cứu, xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL (sử dụng trên điện thoại di động và website sử dụng trên máy tính).

Hiện Cục Công nghệ thông tin đang kết nối với C06 – Bộ Công an tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phần mềm cơ bản đã được hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào vận hành thử nghiệm.

Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật qua điện thoại di động
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: AT

Trong thời gian tới, Cục Kiểm tra VBQPPL sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận đưa vào khai thác, vận hành thử nghiệm Hệ thống trên tại Bộ Tư pháp. Đồng thời hướng dẫn các Bộ, địa phương thực hiện kết nối, sử dụng ứng dụng hệ thống trong xử lý kiến nghị, phản ánh quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trên Hệ thống thuộc lĩnh vực quản lý.

Bên cạnh đó, xây dựng dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Đề án và dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 244/QĐ-TTg, trong đó xác định rõ công việc, tiến độ, kết quả, sản phẩm đầu ra của từng đơn vị liên quan.

Theo Quyết định số 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đề án được triển khai nhằm nhằm ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật trên cơ sở xây dựng, vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL.

Từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.

Việc ứng dụng công nghệ số cũng nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, cơ quan phản ánh, kiến nghị kịp thời, nhanh chóng và giám sát quá trình tiếp nhận, xử lý các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Qua đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và năng lực phản ứng chính sách của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường hiệu quả hoạt động rà soát, kiểm tra VBQPPL và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Theo Đề án, Bộ Tư pháp được giao xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL, tích hợp với thông tin, dữ liệu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Ứng dụng định danh quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia để giảm thiểu chi phí xã hội, rút ngắn thời gian, tăng tính xác thực và nâng cao hiệu quả hoạt động rà soát VBQPPL, theo dõi thi hành pháp luật, phản ứng chính sách.

Hệ thống này có thể được sử dụng trên điện thoại di động (app.mobile) và website sử dụng trên máy vi tính để cá nhân, tổ chức, cơ quan dễ dàng gửi phản ánh, kiến nghị và theo dõi tiến trình xử lý phản ánh, kiến nghị đó. Từ tháng 3/2025, Hệ thống bắt đầu vận hành thử nghiệm, đến tháng 6/2025 thì vận hành chính thức.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị có quyền phản hồi lại thông tin nhằm làm rõ hơn kết quả xử lý của cơ quan nhà nước và đánh giá kết quả xử lý của cơ quan nhà nước với 5 tiêu chí sau: Rất hài lòng; hài lòng; bình thường; không hài lòng; rất không hài lòng và ý kiến khác (nếu có).

Cũng liên quan đến việc ứng dụng công nghệ số trong công tác tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp vừa tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật”.

Tại Tọa đàm, Trưởng phòng Phòng Chuyển đổi số, Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Trung Dũng cho biết, sau 10 năm đưa vào sử dụng, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tính đến 31/12/2024, các cơ quan ở trung ương và địa phương đã cập nhật được 145.067 văn bản QPPL. Trong đó, các cơ quan ở trung ương cập nhật được 44.361 văn bản, các cơ quan ở địa phương cập nhật được 100.706 văn bản.

Thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cơ bản thường xuyên cập nhật, bảo đảm chính xác, đầy đủ, tin cậy phục vụ nhu cầu tiếp cận và tra cứu của người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước (50.000 lượt truy cập/ngày). Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đã bộc lộ những hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình cập nhật, khai thác, sử dụng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động