Người dân cần làm gì để nâng cao kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn?
Đẩy mạnh tuyên truyền để giảm nguy cơ cháy chợ | |
Phòng cháy chữa cháy tại các chợ: Phải chặn 'bà hỏa' từ gốc | |
Tổng rà soát khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao |
Công tác huấn luyện, giảng dạy kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn cần phải được chú trọng hơn nữa (ảnh minh họa) |
Kỹ năng thoát hiểm còn yếu
Theo số liệu của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, tình hình cháy, nổ tuy có giảm nhẹ so với những năm trước nhưng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có dấu hiệu gia tăng. Địa bàn xảy ra cháy tập trung ở các quận nội thành và chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân, nhà dân (chiếm trên 95%). Một số vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại loại hình nhà liền kế (dạng nhà ống chia lô) kết hợp kinh doanh, nhà kho, xưởng sản xuất tạm…
Từ các vụ cháy, nổ có thể thấy, nguyên nhân gây thiệt hại về người trong các vụ cháy, đa phần vì nghẹt thở do khói nhiều hơn là bỏng. Thiệt hại là vậy, bài học về cháy nổ cũng nhiều, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi về công tác PCCC và các kỹ năng thoát hiểm, hầu hết người dân đều lắc đầu hoặc trả lời “cho có”. “Nếu xảy ra cháy nổ thật tại nơi mình ở, chắc tôi cũng chỉ cắm đầu chạy thật nhanh thoát khỏi chung cư. Trong quá trình chạy thì cầm theo một cái khăn ướt để che miệng tránh ngạt thở”, chị Đặng Thị Thanh ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm) chia sẻ.
Không “bình tĩnh” nghĩ ra được việc cầm theo cái khăn ướt như chị Thanh, chị Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhà tôi ở tận tầng 15, nếu xảy ra cháy thật chắc có lẽ tôi chỉ biết trôn chân một chỗ, người thì yếu, nếu chạy xuống đến tầng 1 chắc cũng hết hơi mà chết, chứ chưa cần nói đến việc bị chết cháy. “Ngày còn đi học chúng tôi không được học, cũng như không được tập huấn về kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, giờ đi làm cũng vậy. Thậm chí, việc sử dụng bình chữa cháy như thế nào tôi còn không biết, thì làm sao biết kỹ năng thoát hiểm cho mình. Một vài lần tôi có tìm hiểu trên mạng về kỹ năng thoát hiểm, nhưng nếu xảy ra cháy thật không biết mình có nhớ mà áp dụng hay không”, chị Vân thổ lộ.
Không chỉ có chị Vân, chị Thanh mà rất nhiều người dân khác khi được hỏi về kỹ năng thoát hiểm đều có câu trả lời rất chung chung, thậm chí nhiều người còn không biết làm sao để thoát hiểm được. Điều đó cho thấy, rất nhiều người chưa nắm được kỹ năng thoát hiểm và lơ là với chính mạng sống của mình. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến số người thiệt mạng trong các vụ cháy vì ngạt nhiều hơn bị bỏng…
Làm sao để thoát hiểm khi cháy?
Đề cập đến kỹ năng thoát hiểm trong các vụ hỏa hoạn, trao đổi với chúng tôi, Trung úy Phạm Quốc Hưng, Giảng viên trường Đại học PCCC (Bộ Công an) cho biết, nguyên tắc đầu tiên khi xảy ra sự cố về cháy, nổ là phải bình tĩnh và gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số 114. Đồng thời quan sát thật kỹ, tìm mọi cách di chuyển ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt và hô hoán để mọi người ứng cứu.
Đối với các em nhỏ phải làm theo sự chỉ dẫn của người lớn trong gia đình. Khi phát hiện ra cháy trong căn hộ nơi đang sinh sống cần thực hiện ngay việc cắt nguồn điện và nguồn cấp gas vào căn hộ (nếu có). Khi thoát hiểm, vì khói luôn bay lên cao nên để tránh bị ngạt khói, phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều và bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.
Khi thoát ra ngoài, cần di chuyển theo đường cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT - lối ra” để thoát nạn. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi xảy ra sự cố cháy, nổ, rất có thể nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong.
Việc mở cửa một cách bất ngờ cũng có thể gây nguy hiểm, nhất là khi bên kia cánh cửa là phòng kín đang cháy. Hành động mở cửa đột ngột làm oxi từ bên ngoài tràn vào khiến người mở cửa lãnh trọn ngọn lửa cùng khí độc về phía mình. Nếu phải mở cửa thì phải dùng mu bàn tay để kiểm tra cánh cửa, cảm nhận độ nóng bên ngoài. Có thể hé cửa để quan sát nếu thấy khói, mùi hóa chất, hơi nóng dày đặc phải đóng cửa lại ngay.
Khi di chuyển theo lối thoát hiểm, có khả năng đầu tóc, quần áo của mọi người sẽ bị bén lửa. Lúc này, tuyệt đối không được bỏ chạy vì càng chạy ngọn lửa càng bùng to và gây tổn thương nghiêm trọng. Nếu lửa cháy trên tóc phải nhanh chóng cởi áo trùm kín đầu để dập lửa. Nếu lửa bén lên quần áo phải nằm ngay xuống đất, lăn người qua lại hoặc lăn tròn đến khi lửa tắt hẳn mới đứng dậy. Nếu người khác bị bén lửa hãy giúp họ bằng cách dùng mền, quần áo trùm lên người họ hoặc yêu cầu họ nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập lửa.
Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm hành lang và không thể thoát ra ngoài cần bình tĩnh dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói khi độc tràn vào phòng và ở tại phòng chờ lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến để đưa ra nơi an toàn. Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ gọi to hoặc dùng khăn, áo mũ để ra hiệu cầu cứu.
Theo giảng viên Phạm Quốc Hưng, mỗi tòa nhà đều có một lối kiến trúc khác nhau. Do vậy, khi đến sống và làm việc tại bất kì nơi nào, mọi người nên tìm hiểu về chỉ dẫn thoát hiểm tại nơi đó. Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim... việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thuông thường như cầu thang bộ, nơi có đèn “Exit – lối ra” là những nơi thoát nạn an toàn nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Cháy nhà dân lúc rạng sáng, 1 người bị thương
Phòng chống cháy nổ 19/01/2025 10:57
Cháy nhà 2 tầng lúc nửa đêm, 2 người tử vong
Phòng chống cháy nổ 19/01/2025 07:46
Khẩn trương khống chế đám cháy kho hàng từ thiện ở Tân Triều
Phòng chống cháy nổ 13/01/2025 14:13
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu
Phòng chống cháy nổ 09/01/2025 22:25
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38