Người chuyển giới mong sớm ban hành luật chuyển đổi giới tính
Chung tay xóa bỏ bạo lực học đường với LGBTQ |
Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo về Luật chuyển đổi giới tính vì người chuyển giới do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phát triển Cộng đồng (SCDI), tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội.
Theo nghiên cứu của SCDI tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy 45% người chuyển giới là nữ sinh bị từ chối việc làm do phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới. Điều này phần nào giải thích cho thực tế chỉ có 4% những người tham gia khảo sát có việc làm ở khu vực chính (có hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ, lợi ích của người lao động), và có tới 13% kiếm sống bằng nghề mại dâm.
Tình trạng bị lạm dụng tình dục và bạo lực trong cộng đồng chuyển giới cũng ở mức báo động. 23% cho biết đã buộc phải quan hệ tình dục, và 16% đề cập rằng đã bị bạo lực tình dục. Ngoài ra 83% người được hỏi chia sẻ là bị chế giễu bởi vì họ là người chuyển giới. Tuy nhiên những con số kể trên chưa thể phản ánh đầy đủ về bức tranh cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam do chưa đề cập đến cộng đồng người chuyển giới nam, những người chuyển giới chưa lộ diện và chưa đến độ tuổi thành niên.
|
Các rào cản về mặt xã hội, văn hóa và pháp lý đang đặt người chuyển giới trở thành nhóm dễ bị tổn thương. Họ bị bắt nạt, kỳ thị và phân biệt đối xử ở chính gia đình và cộng đồng. Cơ hội tiếp cận việc làm và y tế của họ cũng bị giới hạn. Trong khi các dịch vụ y tế, pháp lý và xã hội cho người dân nói chung đang ngày càng cải thiện, nhưng dịch vụ cho người chuyển giới hầu như không có.
Chị Vũ Hoàng Mai Châu (trưởng ban điều hành mạng lưới Người chuyển giới Việt Nam) chia sẻ, hiện nay nhiều người chuyển giới phải tự điều trị nội tố hormone ở chợ đen. Một số rất ít người chuyển giới có điều kiện kinh tế mới có thể ra nước ngoài, hoặc tìm đến các cơ sở không hợp pháp để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nhiều người đã tử vong hoặc gặp các vấn đề sức khỏe do phải tự điều trị nội tố hay tự tiêm silicone.
Lý giải về những khó khăn mà người chuyển giới đang gặp phải, Ths. Đinh Thị Thu Thủy, Chuyên viên Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận 2 giới tính là nam và nữ, không công nhận giới tính thứ 3. Luật Hôn nhân và gia đình không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Luật hộ tịch, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án hình sự,…chưa có quy định đối với người chuyển đổi giới tính.
Hiện nay cả nước có 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đượ̣c Bộ Y tế cho phép thực hiện xác định lại giới tính, bao gồm: Bệnh viện (BV) Nhi Trung Ương, BV Hữu Nghị Việt Đức và BV Nhi đồng 2 TP.Hồ Chí Minh. Về kỹ thuật, nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong nước đủ điều kiện thực hiện. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho người chuyển giới, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đã được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Đây là tin vui cho những người chuyển giới.
|
Tuy nhiên, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mặc dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế. Một số điểm quan trọng trong dự thảo chưa nhận được sự đồng thuận của cộng đồng người chuyển giới. Nhiều vấn đề trắc trở mà người chuyển giới đang gặp sẽ vẫn chưa được tháo gỡ, khi luật ra đời chưa bổ sung những xu hướng tiến bộ.
Theo quy định của dự thảo: “Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện”. Như vậy theo điểm này, các cá nhân muốn được thừa nhận là người chuyển đổi giới tính bắt buộc phải điều trị nội tiết tố sinh dục và phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục.
Trong khi đó, cộng đồng người chuyển giới không phải ai cũng có nhu cầu chuyển đổi giới tính thông qua việc can thiệp y học vì các lý do khác nhau, như chí phí rất cao, tỷ lệ thành công ở mức thấp hơn từ nam sang nữ. Mặt khác, phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn đồng nghĩa với việc phải hy sinh đi nhiều năm tháng tuổi thọ nên nhiều người không muốn làm vì rủi ro quá lớn.
Theo lộ trình xây dựng và ban hành của Luật Chuyển đổi giới tính, dự thảo dự kiến được trình Quốc Hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2018, song có nhiều lý do đến nay Luật chuyển đổi giới tính vẫn chưa được trình Quốc hội. Điều đó đồng nghĩa với việc, hiện nay hàng trăm nghìn người chuyển giới vẫn tiếp tục phải chờ đợi và trì hoãn được hưởng các quyền công dân căn bản. Do đó, chỉ khi có hành lang pháp lý, những người chuyển đổi giới tính mới có cơ hội sống bình đẳng, có quyền kết hôn và có quyền được hưởng hạnh phúc trong một xã hội mà họ được công nhận.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 20/01/2025 08:46
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn
Tư vấn luật 12/01/2025 23:04
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù
Tư vấn luật 09/01/2025 18:02
Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR
Tư vấn luật 07/01/2025 12:24
Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn luật 06/01/2025 06:02
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai
Tư vấn luật 04/01/2025 19:57
Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý
Tư vấn luật 02/01/2025 19:29
Sẽ không bị phạt oan khi đèn tín hiệu "đang xanh bỗng dưng đỏ"?
Tư vấn luật 02/01/2025 08:26
Từ 1/1/2025 không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?
Tư vấn luật 01/01/2025 12:26
Từ 1/1/2025: Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 01/01/2025 12:20