-->

Nghiễm Phúc Điện - điểm sáng văn hóa về tín ngưỡng tâm linh ở Thủ đô

Ngoài 2 đền, phủ chính thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Bảo Lộc (Nam Định) và Kiếp Bạc (Hải Dương) còn rất nhiều điện, đền thờ Ngài được lập ở khắp nơi trên cả nước. Ít ai biết, tại xóm Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có một điện thờ Đức Thành Trần mang tên Nghiễm Phúc tồn tại nhiều thế kỷ qua. Đây là điểm sáng văn hóa về tín ngưỡng tâm linh đặc sắc ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô.  
nghiem phuc dien diem sang van hoa ve tin nguong tam linh o thu do Về vùng đất "hai vua", nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền
nghiem phuc dien diem sang van hoa ve tin nguong tam linh o thu do Phát huy giá trị di sản văn hóa quận Hai Bà Trưng
nghiem phuc dien diem sang van hoa ve tin nguong tam linh o thu do Sự kết hợp giữa non nước hữu tình và tín ngưỡng tâm linh

Toạ lạc sâu khuất trong con ngõ 68 Cầu Giấy, nhưng Nghiễm Phúc Điện được rất đông thiện nam tín nữ từ khắp nơi đổ về đây cầu lễ. Theo thủ điện là thanh đồng Nguyễn Trần Vựng năm nay đã bước vào tuổi 90 kể, trước năm 1940, xóm Quan Hoa còn lập trạm đón tiếp người ở xa đến. Điện được coi là rất tôn nghiêm tới mức mỗi lần đến lễ Thánh, Tri phủ Hoài Đức thường buộc ngựa ngoài cây đa đầu làng cùng các quan đi bộ vào Điện.

nghiem phuc dien diem sang van hoa ve tin nguong tam linh o thu do
Nghiễm Phúc Điện toạ lạc sâu khuất trong con ngõ 68 Cầu Giấy với diện tích khoảng 200m2

Trước đây, người trông coi Điện, chăm lo hương khói là cụ Nguyễn Trần Đóa. Cụ từng giữ chức Đội trưởng của nghĩa quân Đề Thám, tháng 7 năm 1908 cụ đã chỉ huy đội tập kích vào đồn Liễu Giai của Pháp, làm hậu thuẫn cho vụ Hà Thành đầu độc. Khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, cụ Nguyễn Trần Đóa đã đưa Hoàng Luân - cháu đích tôn cụ Hoàng Hoa Thám từ Bắc Giang, qua Điện Thái Bình ở làng Viên Nội, Đông Anh về Điện Nghiễm Phúc nuôi giấu. Hiện giờ cháu nội của cụ, ông Nguyễn Trần Vựng tiếp tục thờ phụng Ngài.

nghiem phuc dien diem sang van hoa ve tin nguong tam linh o thu do
Nơi oai nghiêm của gian chính điện đặt pho tượng Đức Thánh Trần.

Trước cửa Điện đắp nổi ba chữ Đông A Trấn. Ba gian chính điện xây dựng vào năm Khải Định thứ tư, sau này được tu bổ thêm. Hậu cung thờ Quốc Mẫu. Gian bên phải thờ Tứ vị Thánh Tử là bốn con trai của Hưng Đạo Đại Vương: Trần Quốc Hiến, Trần Quốc Nghiền, Trần Quốc Uy, Trần Quốc Tảng, cùng con rể của Ngài - Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Gian bên trái thờ nhị vị Vương cô là hai người con gái của Ngài: Một là Hoàng hậu - vợ vua Trần Nhân Tông, một là phu nhân Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Nơi oai nghiêm của gian chính điện đặt pho tượng Đức Thánh Trần do cụ Nguyễn Trần Ba tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng theo nguyên mẫu ở đền Kiếp Bạc. Tượng ở tư thế ngồi, nét mặt trang nghiêm, nhân hậu, đôi mắt sáng ngời anh linh.

Điện còn giữ được 6 ngai thờ, một ngai đặt tượng Hưng Đạo Đại Vương và một ngai đặt bài vị Ngài, 2 biển gỗ, 5 bức hoành phi, trong đó có bức Trần Thượng Tướng làm năm Canh Thìn đời Tự Đức và Hiển Thánh Điện làm năm Kỷ Tỵ đời Bảo Đại, 12 câu đối ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại Vương.

Theo lời kể của thủ điện thanh đồng Nguyễn Trần Vựng, Điện Nghiễm Phúc còn giữ được 10 sắc phong như sắc phong triều Gia Long năm thứ 2 - 1803, sắc phong đời Tự Đức năm thứ 3 - 1849 và năm thứ 35 - 1882 còn khá nguyên vẹn. Điện còn giữ được bộ sách chữ Hán ghi các sắc phong biên soạn từ thời Duy Tân.

Đặc biệt có cuốn phả do Hoa Bằng - nhà Hán Nôm nổi tiếng (có tên phố ở phường Yên Hòa) chép lại từ Đền Kiếp Bạc và một số bài hát văn cổ như: Trần Triều hiển Thánh, Đức ông phò mã Huê Hải đường, Tiên cảnh bồng lai... Nhiều nơi đã đến đây xin chép về cùng khấn. Điện còn giữ được hai quả chuông đồng cao 0,57m, đường kính 0,58m. Quả bên trái do bà họ Phạm quê ở làng Thái Đường huyện Đông Ngàn - nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh cung tiến, còn quả bên phải mới đúc gần đây.

Điện Nghiễm Phúc linh thiêng như vậy, nhưng khác với các điện khác, Điện không tổ chức lên đồng, xem bói và các hình thức đánh bạc từ bao đời nay, khiến cho Điện càng mang vẻ tôn nghiêm. Với diện tích 200m2, Điện có thể sánh với các đền tiêu biểu thờ Đức Thánh Trần ở Hà Nội như: Đền Ngọc Sơn ở phố Đinh Tiên Hoàng, đền Phúc Nam ở Ga Hàng Cỏ - phố Lê Duẩn, đền Lừ ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai...

Lễ Hội ở đây vào ngày 20-24/8 âm lịch hàng năm, có rất đông người tham dự. Vào năm đại hội có đám rước với cờ hoa, mâm lễ, đội bát âm, đội dâng hương từ miếu Quan Hoa về Điện. Sau lễ tế có hát văn diễn chèo... và lễ đón những người từ các điện khác trên cả nước về dự.

Trải qua hàng trăm năm thờ phụng, hiện tại, gian thời chính Điện đã xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy, Bản Điện đã lập kế hoạch sửa chữa, trùng tu, tôn tạo lại gian chính Điện. Theo thủ điện thanh đồng Nguyễn Trần Vựng, thời gian trung tu sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm nay. Trong thời gian thi công, các ban thờ sẽ được chuyển tạm sang tầng 1 bên khu nhà chính và các khoá lễ hàng tháng vẫn tiến hành bình thường.

Với việc được quan tâm tu bổ, tôn tạo khang trang, nhân dân trên địa bàn luôn tự hào có một di sản văn hóa - nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh đặc sắc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Khích lệ nữ đoàn viên Công đoàn thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ nữ đoàn viên Công đoàn thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai đã và đang chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Sau hơn 10 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, chiều ngày 18/4, Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025 chính thức bế mạc và thành công tốt đẹp. Hội khỏe đã để lại nhiều niềm vui, phấn khởi trong lòng các vận động viên, đông đảo CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm. Đồng chí Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tới dự lễ bế mạc Hội khoẻ.
Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục.
Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Ngày 18/4, tại Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho cho 200 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện.
Thêm thỏa thuận phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Thêm thỏa thuận phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công ty Cổ phần Công nghệ mạng Lancs Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi cho đoàn viên ngành Y tế.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động