Nghệ nhân giữ lửa cho nghề làm nón làng Chuông
Làng Chuông và những trăn trở bảo tồn nghề làm nón truyền thống | |
Chuyện ở huyện làm nông nghiệp công nghệ cao | |
Ngành giáo dục vẫn có những vấn đề làm "nóng" dư luận |
Trăn trở hồi sinh nghề truyền thống
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống không còn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó, bị phai mờ theo năm tháng. Nghề làm nón ở làng Chuông cũng nằm trong thực trạng chung đó.
Về với làng Chuông hôm nay tuy số người làm nón trong làng không còn nhiều như xưa, nhưng với tình yêu dành cho quê hương và niềm tự hào về một làng nghề truyền thống cổ của Việt Nam, những người nghệ nhân nơi đây vẫn đang ngày ngày cần mẫn, tỉ mỉ làm nên những chiếc nón mang đậm nét đẹp hồn quê, lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương.
|
Trong số đó, nghệ nhân Lê Xuân Đạt (69 tuổi), dưới đôi bàn tay tài hoa, ngày ngày ông vẫn ngồi tỉ mẩn chắp nối từng vành tre mỏng mảnh, uốn thành khuôn nón, là từng cọng lá, khâu từng mũi kim… Những công việc tưởng chừng nghe rất đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là những nỗi niềm đam mê, tâm tư trăn trở của người làng nghề.
Hành trình làm "sống lại” nghề làm nón cổ của ông thật không đơn giản. Nhận thấy, nghề làm nón của làng đang ngày càng mai một, nghệ nhân Đạt quyết định gìn giữ nghề làm nón bằng những cách của riêng mình. Trong số các loại nón của làng, ông tập trung vào việc gìn giữ chiếc nón quai thao bởi trong làng hiện nay còn rất ít người làm loại nón lá này.
Theo nghệ nhân Đạt, làm nón quai thao đòi hỏi cầu kỳ và mất nhiều thời gian hơn so với làm các loại nón lá khác. Một chiếc nón quai thao cổ thường phải ghép bằng nhiều lọn lá được lấy từ cây cọ, rồi đem phơi nắng, là nóng, ép phẳng mới thành. Phía bên trong nón có khi được trang trí bằng những loại vải đủ sắc màu, quai buộc nón cũng được kết bằng những sợi chỉ đa màu.
Làm nón quai thao cũng công phu và phức tạp hơn nhiều so với làm một chiếc nón đội đầu thông thường. Người làm nón phải trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có độ khó khác nhau. Từ khâu làm lá, lắp lá vào hay còn gọi là quay nón rồi khâu nón, cạp nón, trang trí… đều đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, khéo léo để nón được tròn, được khít, mịn từ mép lá đến đường kim, mũi chỉ.
Vừa trò chuyện với khách, ông Đạt vẫn chăm chú khâu nón với từng đường kim mũi chỉ nhịp nhàng, thoăn thoắt, ông cho biết: Mặc dù nghề làm nón vốn đem lại thu nhập không nhiều so với làm những nghề khác nhưng gia đình tôi từ thế hệ cha ông đến thế hệ các con của tôi vẫn luôn nhắc nhở, cùng nhau giữ nghề.
Cái nghề này nó tỉ mẩn lắm, làm nón mà suốt ruột thì không làm được. Trung bình một ngày, nếu người thợ làm nhanh, thành thạo các công đoạn cũng chỉ làm được khoảng 2 chiếc. Nón quai thao thường được dùng trong các tiết mục biểu diễn như hát quan họ… chứ không dùng để đội đầu, che nắng, mưa như các loại nón thông thường khác bởi vậy sản phẩm của gia đình ông làm hầu hết là theo đơn hàng đặt của khách nên thường đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.
Đổi mới cách làm để sản phẩm đẹp hơn
Với nghệ nhân Đạt, mỗi lần làm xong, khi cầm chiếc nón trên tay, ngắm nghía lại những “đứa con” của mình, lòng ông lại ngập tràn hạnh phúc. Chính điều đó khiến ông thêm yêu nghề, yêu làng nhiều hơn. Điều hạnh phúc hơn cả là những chiếc nón ông làm ra luôn được mọi người hào hứng đón nhận, những chiếc nón quai thao ấy lại tô điểm thêm nét duyên dáng cho các liền chị qua từng câu hát quan họ dịu dàng, đằm thắm.
Giờ đây, tuổi đã cao nhưng nghệ nhân Đạt vẫn không ngừng sáng tạo. Ngày ngày, ông vẫn cần mẫn với công việc làm nón. Nghề làm nón cổ được ông phục hồi chẳng những giúp người thợ làng nón có thêm thu nhập, nâng cao giá trị của sản phẩm làng nghề mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn một nét văn hóa truyền thống của làng Chuông.
|
Những năm qua, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đã khích lệ nghệ nhân đổi mới mẫu mã và kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo về chất lượng. Ông Đạt chia sẻ, có rất nhiều nơi làm nón lá, nhưng nón lá làng Chuông vẫn luôn có một chỗ đứng cho riêng mình vì nón lá làng Chuông mang những đặc tính ưu việt, độ bền cao, chắc chắn, nón có độ bóng tự nhiên, cầm nón trên tay cảm giác nhẹ nhàng, thanh mảnh.... Những người tinh ý sẽ nhận thấy, nón làng Chuông được chăm chút từ đường chỉ, các mũi chỉ đều tay, nhịp nhàng.
Tuy nhiên, nghề làm nón ngày nay mang lại lợi nhuận không nhiều, rất ít người trong làng còn làm nghề, đa phần là những người lớn tuổi, còn thế hệ trẻ đã không mấy “mặn mà” theo nghề của cha ông. Bởi vậy, được truyền nghề cho lớp thợ trẻ, được giảng giải về cái đẹp, nét văn hóa đặc sắc thể hiện trong từng chiếc nón cổ là mong mỏi lớn nhất của người nghệ nhân tài hoa này.
Ngày nay, sợ nghề làm nón thất truyền, nghệ nhân Đạt vẫn thường xuyên dạy nghề cho những thế hệ trẻ trong làng có niềm yêu thích, đam mê với nghề. Các con của ông cũng được ông truyền dạy nghề, hàng ngày chị Nguyễn Thị Yến (con dâu nghệ nhân Đạt) vẫn hăng say, miệt mài cùng bố làm ra những chiếc nón quai thao đạt chất lượng cao, được nhiều người trong làng ngưỡng mộ.
Cùng với đó, mỗi năm có những đoàn du khách, những cháu học sinh trên địa bàn Thủ đô về làng để trải nghiệm nghề làm nón, ông Đạt vẫn nhiệt tình truyền dạy lại cho các cháu. Với ông, đó là cách truyền nghề được xa hơn, sâu rộng hơn đến với mọi thế hệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37