Ngày nay con trẻ chịu áp lực không thua gì người lớn
Hãy tôn trọng điều con lựa chọn | |
7 kỹ năng phòng chống trộm cắp cha mẹ cần dạy con | |
Những điều cha mẹ phải dạy con trước khi lên 4 | |
5 tính cách của mẹ làm hư con gái |
Ở tuổi này của các con có nhiều áp lực không khác gì người lớn. Áp lực từ cha mẹ, áp lực từ bạn bè, áp lực học tập, áp lực từ chính bản thân con. Vì vậy cần lắm sự thấu hiểu và vị tha từ cha mẹ.
Luôn bị chỉnh, luôn bị quát mắng, luôn bị cho là kém, luôn bị không có niềm tin hoặc luôn không đạt được mong muốn của cha mẹ...khiến con cũng loay hoay chẳng biết phải như thế nào cho đúng, khiến con ngộp thở và ngấm ngầm nhiễm sự tiêu cực buông xuôi..
Tuổi này các con không còn được chơi vô tư như khi còn tiểu học mà bắt đầu biết so sánh, thích thể hiện bản thân và đôi khi thấy lạc lõng, thấy khó để hòa nhập với các bạn. Con có thể có những tổn thương âm ỉ mà cha mẹ không thể nào biết được.
Hãy coi con là một người đang trưởng thành, đừng bắt con phải suy nghĩ như người lớn cũng đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi mãi phải ở trong lòng bàn tay cha mẹ. Ảnh: Hải Vân. |
Bài vở, kiến thức, áp lực thi cử cũng khiến con căng thẳng, đôi khi con muốn được “giải thoát, muốn nhàn hạ chỉ biết chơi mà không phải làm không phải học. Thất bại từ trong mong muốn cộng thêm sự không thấu hiểu của cha mẹ, thầy cô khiến con cứ sống trong sự bất công, thấy bất lực mà không chịu nhìn nhận đúng sai.
Cha mẹ đừng lúc nào cũng phải tỏ ra uy quyền, mình là cha mẹ thì con phải nghe lời mình nói trước. Cái tôi của con lớn nhưng suy nghĩ của con còn non nớt lắm vì mới chỉ dừng lại ở sự bắt đầu thực hành để trải nghiệm thực tế. Vì vậy nếu con muốn thể hiện nó thì thay bằng phủ nhận, chê bai, thậm chí quát mắng, cấm đoán.... cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con để con được giải tỏa bằng hết cái lối suy nghĩ của con
Khi con tiêu cực, con muốn làm điều gì đó để bố mẹ “sáng mắt ra” hoặc phải “trả giá” cho sự áp đặt của mình. Đứng trước thái độ thách thức của con, cha mẹ đừng bao giờ thách đố con như kiểu: “Mày muốn bỏ nhà đi thì cứ đi đi, xem không có bố có mẹ, mày có sống nổi một ngày không?”. Chẳng khác nào khi con đang đứng trên gờ tường của tòa nhà cao, muốn bố mẹ dơ tay ra níu con lại, thì bố mẹ lại thách con nhảy xuống. Dù nỗi sợ hãi có lớn đến đâu thì cái tôi trong con cũng còn mãnh liệt hơn. Thách đố chẳng khác nào dồn con vào đường cùng. Hãy nói những câu nói tích cực tạo động lực và tin vào con kể cả con có đang sai.
Ở tuổi dở dở ương ương này, hãy coi con là một người đang trưởng thành, đừng bắt con phải suy nghĩ như người lớn cũng đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi mãi phải ở trong lòng bàn tay cha mẹ.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20