Ngày của Cha 20/6: Có một nơi gọi là bóng mát cuộc đời
Hãy yêu thương khi ta còn Cha Mẹ!Tình yêu đẹp nhất trên đời là tình yêu của mẹTình yêu này dành hết cho con! |
Trên lưng Cha vẫn là cảm giác bình yên nhất với con. (Ảnh minh họa) |
Cha mẹ tôi yêu và cưới nhau trong chiến trường. Hòa bình lập lại, mẹ tôi theo cha về quê chồng làm ăn sinh sống.
Tôi có một tuổi thơ êm đềm bên dòng sông ngay cạnh hông nhà ăm ắp ngập tràn kỷ niệm. Tuổi thơ của một đức trẻ quê nghèo, chân lấm tay bùn, vất vả nhưng có thừa sự yêu thương. Tôi là con gái út trong gia đình, trên tôi có hai người anh trai. Mẹ tôi, một người phụ nữ miền Nam thuần phác, buổi đầu về làm dâu dải đất miền Trung cằn cỗi, khó khăn với nhiều bỡ ngỡ. Mẹ tôi về khi ông bà nội tôi đã tuổi cao, sức yếu. Cha tôi là nhân lực chính trong gia đình, vừa lo kinh tế, phát triển sự nghiệp, vừa là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình.
Để lo cho gia đình, ông luôn nỗ lực, cố gắng hết sức, không từ một việc gì. Sau khi giải ngũ về quê, với trình độ và năng lực của mình, ông được Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể bổ nhiệm làm trưởng phòng Thương binh xã hội huyện nơi gia đình tôi ở. Chỗ cha tôi làm cách nhà chừng 15 cây số. Cha tôi có một chiếc xe đạp phượng hoàng cũ, là phương tiện ông gắn bó trong suốt mười mấy năm làm cán bộ của mình. Tôi còn nhớ như in, hàng tuần, những buổi chiều thứ Bảy, ba anh em tôi lại háo hức ra đầu ngõ đón cha đi làm về với vẻ mặt mong ngóng. Lần nào chúng tôi cũng có quà. Đó là cuốn báo Thiếu niên tiền phong hay tờ Khăn quàng đỏ mà ông dành dụm tiền mua cho anh em tôi.
Phải nói thêm là những năm 90, có được cuốn báo này là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ con nghèo quê tôi. Anh em tôi sung sướng lắm vì cả thôn có mình chúng tôi có báo để đọc. Như nhà ông Hinh đầu xóm, giàu nhất thôn mà tôi thấy ăn chả dám ăn, mặc chả dám mặc, cái Tình con ông ấy học cùng tôi mới đến lớp 6, bố nó đã bảo: Con gái học gì nhiều cho lồi mắt ra, ở nhà lấy chồng còn đi làm kiếm tiền, tiền đâu mà nuôi mãi thế. Cha tôi thì lại bảo: Tiền rất cần, nhưng kiến thức quý hơn. Nhà mình nghèo vật chất nhưng không để các con nghèo tâm hồn.
Tôi không nhớ chính xác cha tôi đã mua cho anh em tôi bao nhiêu tờ báo, nhưng những điều mới lạ về thế giới, về thành phố, về khoa học khám phá, về những điều lạ lẫm lắm mà với những đứa trẻ đen nhẻm quanh năm chỉ biết đến rơm rạ và theo lưng con trâu ra đồng như chúng tôi không bao giờ mường tượng ra, nó lại hiện lên đẹp đẽ, thơm tho, rõ ràng ở trong từng cuốn báo ấy. Sau này lớn lên tôi mới biết, để có những cuốn báo “xa xỉ” đó, chưa bao giờ cha tôi ăn sáng ở ngoài.
Sau 2 năm công tác với nhiều thành tích nổi bật, cha tôi được đưa vào diện cán bộ chiến lược. Tổ chức tín nhiệm cử ông đi học lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp hai năm ngoài Hà Nội nhưng ông từ chối. Sau này, có lần anh trai tôi hỏi, ngày đó sao cha không đi học, đó là cơ hội tiến thân hiếm có, có khi giờ cha ít ra cũng thành chủ tịch huyện rồi. Ông chỉ cười hiền từ: Nếu bố đi học, nhà mình khả năng sẽ khá lên, sẽ chuyển ra phố ở, nhưng các anh không ai dạy dỗ, chắc hỏng lâu rồi.
Cách đó không xa, nhà ông Sự giữa thôn, có của ăn của để nhất nhì thôn, có hai đứa con trai ngang tuổi hai anh tôi, thằng em nghiện sốc thuốc chết cách đây mươi năm, thằng anh thì vào tù ra tội như ăn cơm bữa, giờ đang trốn truy nã vì cá độ bóng đá.
Cái thời khốn khó đâu dễ lãng quên. Nhà tôi ngày xưa nghèo lắm. Lũ bạn học cùng tôi chúng nó cứ thắc mắc mãi: Bố mày làm cán bộ to thế mà sao toàn đi cái xe đạp rách. Mày thì toàn thấy mặc lại quần áo của mấy anh mày. Nghĩ cán bộ phải giàu chứ nhỉ?
Lúc đó, tôi cũng không hiểu vì sao nhà mình nghèo hơn cả nhà mấy đứa bạn có bố mẹ làm ruộng trong thôn. Chỉ nghĩ, nghèo thế thì bố làm cán bộ làm gì, về làm ruộng có khi còn hơn.
Chúng tôi lớn lên bằng sự chắt chiu, tằn tiện của mẹ, bằng sự rèn luyện, nghiêm khắc, hy sinh của cha. Hồi ấy, cứ mỗi bận đi học về, tôi có nhiệm vụ băm bèo và đẵn cây chuối thái nấu cho lợn. Mẹ tôi thường nuôi hai con lợn mỗi vụ để bán lấy tiền nộp học phí cho anh em tôi. Các anh tôi thì được cha giao nhiệm vụ quẩy đôi quang gánh theo đàn trâu cùng lũ trẻ trong xóm nhặt phân về ủ nuôi cá và làm phân bón ruộng. Phần cha tôi, cứ hết việc cơ quan về nhà là ông tăng gia sản xuất: Nuôi cá, nuôi gà, trồng hoa quả, rau màu. Việc gì ông cũng làm được. Ông đan rổ, rá rất đẹp. Ông gặt lúa nhanh hơn mẹ, đon lúa chắc và đều tay hơn phụ nữ.
Bù lại, ba anh em tôi được ăn học đàng hoàng. Cả làng, có duy nhất nhà tôi ba anh em đều đỗ đại học.
Sau này, khi đi học xa nhà, cha tôi cũng nghỉ công tác trên huyện, về làm Bí thư xã. Từ ngày ông nhận công tác mới, điện, đường, trường, trạm được xây dựng, sửa chữa khang trang, quê tôi thay da, đổi thịt. Cha tôi vẫn đi làm bằng chiếc xe đạp phượng hoàng cũ kỹ và nhà tôi vẫn nghèo. Có một bận, cha tôi đau dạ dày nặng, định xin nghỉ việc hẳn, tôi về nhà thấy trong nhà có hai cụ ông đến thăm, ngồi nói chuyện với cha tôi, có cụ nắm tay cha sụt sùi khóc: Anh đừng nghỉ, anh nghỉ rồi “chúng nó” phá nát cái xã này mất. Thôi thì, anh thương dân, thương chúng tôi anh đừng nghỉ…
Anh em chúng tôi rồi cũng khốn lớn, trưởng thành. Cha mẹ tôi giờ đã già yếu đi nhiều. Cha tôi cũng nghỉ hưu hơn chục năm nay. Chúng tôi dù có cuộc sống khấm khá nơi thành thị nhưng cha mẹ tôi vẫn ở quê và không có ý định rời lên phố. Ông bà vẫn ở trong căn nhà gỗ của các cụ xưa để lại. Cha tôi bảo: Đây là nguồn cội. Cha mẹ vẫn ở đây khi các con cần. Ở phố mệt thì về quê, nhé.
Đợt rồi về thăm nhà, đúng mùa lúa chín, tôi bước chân trần trên con đường rơm thơm mùi nắng lại nhớ đến nao lòng cái ngày bé dại. Ngày đó, cứ mỗi lần đạt học sinh giỏi cuối năm, cha sẽ chở chúng tôi đạp mười mấy cây số trên chiếc xe đạp phượng hoàng cũ có kê thêm một miếng lót vải cho đỡ đau mông, với phần thưởng là một bát phở bò thơm phức. Một năm chỉ được ăn một lần. Mùi thơm đó trộn lẫn mùi rơm rạ cũ nồng đậm, thơm đến tận bây giờ.
Đúng vậy, Nhà là nơi để trở về. Lúc mệt mỏi, lúc đớn đau, lúc vui sướng, vẫn còn thấy cha mẹ là còn hạnh phúc. Bởi cha mẹ là nơi chỉ có yêu thương vô điều kiện, bao dung thứ tha và không có phán xét.
Lại văng vẳng tiếng dặn dò của cha, khi quay về phố: Dịch dã thế này nhớ giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi và đừng làm việc quá sức, để ý đến bản thân nhiều hơn, con nhé…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54