--> -->

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Hà Nội lan tỏa xu hướng tiêu dùng và thói quen sống xanh Sáng kiến tái chế: Hướng đến lối sống xanh không rác thải

Sống “xanh”, lối sống tích cực đang trở thành sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là những cư dân đô thị.

Cất xe riêng, đi xe buýt, tàu điện

Nhắc tới sống “xanh” là nhắc tới “tiết kiệm năng lượng và tài nguyên”, sử dụng phương tiện công cộng để hạn chế khí thải. Theo chia sẻ của chị Hồng Thái (ở quận Nam Từ Liêm), khoảng 2 năm nay, chị và gia đình chuyển sang đi xe buýt và tàu điện khi thấy được những tiện lợi của giao thông công cộng.

Lối sống “xanh” ngày càng trở nên phổ biến
Lối sống “xanh” ngày càng trở nên phổ biến

“Trước cửa chung cư có điểm dừng xe buýt, đồng thời có app theo dõi xe sắp đến nên rất tiện lợi, tôi không mất nhiều thời gian di chuyển, chờ đợi xe”, chị Thái cũng cho biết có 3 tuyến xe buýt mà chị hay đi là 57, 89, E04, kết nối ra các ga tàu điện.

Khi tham gia giao thông công cộng, chị Thái nhớ được lộ trình của rất nhiều tuyến buýt để có thể chủ động di chuyển. Điển hình như việc chọn các chuyến 57, 89, E04, rồi có thể chuyển sang tuyến xe buýt nhanh BRT01 hoặc các xe buýt số 19, 22C, 33, 103B...

Với gia đình có 4 người (2 vợ chồng, 2 con đang ở độ tuổi học cấp 1, cấp 2), chị Thái lựa chọn sử dụng vé tháng xe buýt liên tuyến. Vé tháng của 2 vợ chồng là 200.000 đồng/tháng/người; vé tháng của 2 con là 100.000 đồng/tháng/người, có thể đi được hơn 100 tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội (bao gồm cả Vinbus, xe buýt nhanh BRT01).

Gắn bó với lối sống “xanh” được hơn một năm, anh Đào Ngọc Dũng (ở phố Lê Văn Lương, Hà Nội) đã quyết định cất xe máy, lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại. Ngoài việc thuận tiện trong di chuyển, anh Dũng còn rèn luyện thêm thói quen đi bộ.

Ngày càng nhiều người chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng
Ngày càng nhiều người chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng

Theo anh Dũng, từ nhà di chuyển lên cơ quan (ở hồ Ngọc Khánh) có tới 4 sự lựa chọn tuyến buýt (22, 50, 107, E07): “Những ngày mưa hoặc nắng nóng, xe buýt đúng là cứu cánh, tránh được khói bụi”.

Không chỉ sử dụng xe buýt làm phương tiện đi làm, anh Dũng còn lựa chọn phương tiện công cộng để đi tới phòng tập, hay cùng gia đình di chuyển tới các điểm vui chơi ở Hà Nội, đi dã ngoại dịp cuối tuần…

Sáng tạo, phá cách với đồ ăn chay

Ở Việt Nam những năm gần đây, ăn chay đang dần trở nên phổ biến; ngày càng nhiều người lựa chọn vì chú tâm hơn đến sức khỏe, chọn lối sống “xanh” và lành mạnh.

Quỳnh Anh – cô gái 24 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội lựa chọn cách ăn chay có tỷ lệ, cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và những thực phẩm từ hạt. “Sau khi trải qua một khoảng thời gian gặp vấn đề về sức khỏe, phải điều trị da liễu, em đã tự thay đổi chế độ ăn, hạn chế thực phẩm từ động vật, tăng cường bổ sung vitamin từ rau củ, bổ sung thực phẩm từ thực vật”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Các món ăn chay được biến tấu phong phú, đa dạng
Các món ăn chay được biến tấu phong phú, đa dạng.

Tuy nhiên, thay vì lựa chọn thay đổi hoàn toàn, Quỳnh Anh chọn cách thích nghi dần dần, sẽ có những bữa ăn chay xen lẫn những ngày ăn mặn để cơ thể được cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, cô gái trẻ cũng cho biết bản thân đang tìm hiểu nhiều cách chế biến món ăn chay từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mua ngoài chợ, đồng thời bổ sung thêm sữa hạt vào chế độ ăn hằng ngày.

Theo Quỳnh Anh, cô là người rất thích tìm tòi, sáng tạo những món ăn mới, đặc biệt là nấu một số món Âu với những nguyên liệu chay. “Em muốn tự mày mò, sáng tạo công thức để cho ra các món chay đơn giản…, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí”, Quỳnh Anh tâm sự.

Những món ăn mà Quỳnh Anh thực hiện nhìn khá cầu kỳ, sang trọng nhưng thực chất nguyên liệu lại rất dễ tìm, từ bí đỏ, bắp cải, các loại nấm, bún gạo lứt, phù trúc… Một số loại sốt được làm từ sữa đậu nành, sữa đậu phộng…

Theo tìm hiểu, ở nhiều nước phương Tây, ăn chay và ăn thuần chay là lựa chọn về chế độ ăn dần trở nên phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ.

Vũ Quốc Nhật đang là đầu bếp tại một nhà hàng ở Nelson (British Columbia, Canada) cho biết ngoài các loại rau củ quả tươi hay các sản phẩm truyền thống (đậu phụ, chả viên chay), đồ ăn chay và thuần chay cũng đã có nhiều sản phẩm mới, phải kể đến burger, phô mai chay… Tuy nhiên, xét về độ phong phú thì Việt Nam vẫn có sự nhỉnh hơn.

Những món ăn chay tại một nhà hàng ở Canada - Ảnh: NVCC
Những món ăn chay tại một nhà hàng ở Canada - Ảnh: NVCC

Quốc Nhật chia sẻ rằng các sản phẩm kể trên được bày bán rộng rãi ở siêu thị, thường có khu vực riêng với mẫu mã đa dạng. Ở đa phần các nhà hàng, trong thực đơn đều có món thuần chay; hoặc bổ sung, thay đổi món ăn để phục vụ người ăn chay. Các nhà hàng thuần chay ở Canada cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Theo chia sẻ của Quốc Nhật, nhà hàng nơi anh làm việc có một số món ăn chay, kết hợp hương vị Á - Âu, điển hình như cơm trộn chay với các nguyên liệu từ cơm, đậu Nhật, rau mầm, bơ, súp lơ…, trang trí bằng gừng hồng muối, rong biển, ăn kèm sốt xì dầu mirin.

“Phở chay cũng là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng tại đây với nước dùng ngọt thanh được nấu từ nấm và miso, ăn kèm với đậu phụ, rau cải xanh, cà rốt”, Quốc Nhật chia sẻ trong niềm tự hào, khi một món ăn của Việt Nam xuất hiện trong nhà hàng ở Canada và được bạn bè quốc tế đón nhận.

Ngoài ra, còn có cuốn chay với sự kết hợp từ xà lách, rau mầm, bí ngòi nướng, củ dền muối chua, bún và sốt rau húng, ăn kèm sốt lạc…

Có thể thấy, ngày nay, nhiều người dân ở đô thị bắt đầu tìm kiếm một lối sống lành mạnh, dần dần gắn bó với lối sống “xanh” nhằm cân bằng dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe và hướng tới sự thân thiện với môi trường.

Thu Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong năm nay kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội… Đó là yêu cầu được đưa ra tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây.
Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng không rõ nguồn gốc trên địa bàn phường Hoàng Mai.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Chiều ngày 22/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đảng trực thuộc.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.

Tin khác

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Xem thêm
Phiên bản di động