-->

Ngành Giáo dục ứng phó thế nào với ChatGPT?

(LĐTĐ) Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), điển hình gần đây là sự ra đời của ChatGPT, tuy tuổi đời rất ngắn nhưng đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và hiện đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành Giáo dục Việt Nam cũng đứng trước những tranh luận về việc sử dụng sản phẩm AI này như thế nào? Cần nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của ChatGPT và AI đối với giáo dục ra sao?
Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn về thách thức từ ChatGPT và trí tuệ nhân tạo

Có nên cấm ChatGPT?

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là ngành Giáo dục cùng các nhà trường có cấm học sinh, sinh viên sử dụng ChatGPT hay không?

Ngành Giáo dục ứng phó thế nào với ChatGPT?
Nếu có chính sách tốt thì ngành Giáo dục, các nhà trường có thể khai thác tận dụng các lợi ích từ công nghệ. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến vấn đề này, tại Tọa đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục” vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức, PGS. TS Tạ Hải Tùng (Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, với sự xuất hiện của ChatGPT, đây là lần đầu tiên người dùng đại chúng tiếp cận được với trí tuệ nhân tạo, là một bước tiến trong hành trình dài tạo ra một AI hữu ích cho con người. Công nghệ hỗ trợ giúp chúng ta hiểu học sinh, sinh viên hơn, từ đó mang lại nhiều dịch vụ hỗ trợ cho giáo dục.

Về lo lắng sinh viên sẽ lười hơn khi ChatGPT ra đời, PGS.TS Tạ Hải Tùng bày tỏ, việc một số trường, giáo viên cấm sinh viên dùng ChatGPT là “bảo thủ”. Nhiều sinh viên kỹ năng viết bài luận cuối môn học rất kém, thậm chí nếu để các em tự viết và chấm thẳng tay, khó đạt điểm 5 - mức trung bình. Dù có kiến thức nền nhưng mức độ diễn đạt thành bài luận hoàn chỉnh rất kém. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng nguồn dữ liệu từ ChatGPT thì các em có thể cải thiện bài luận, nội dung phong phú hơn, sáng tạo hơn để đạt được 7 điểm trở lên. “ChatGPT tốt hay xấu là do cách và mục đích sử dụng của người học. Chúng ta nên kỳ vọng đây là công cụ để sinh viên học tốt hơn, làm nền cho sự tiến bộ”, PGS.TS Tạ Hải Tùng chia sẻ.

Cùng quan điểm, PGS. TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sự xuất hiện của ChatGPT là cơ hội giải phóng cho giáo viên khỏi một số công việc; tập trung thay đổi dạy học từ nội dung sang năng lực, từ dạy kiến thức sang dạy người; cơ hội để học sinh thúc đẩy việc dạy học theo hướng cá nhân hoá. Thay vì cấm giáo viên, học sinh, sinh viên, hãy khuyến khích sử dụng ChatGPT một cách khôn ngoan, hình thành năng lực số, tận dụng công cụ số để phục vụ cho sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân mình.

Còn theo ông Phùng Việt Thắng (Phó Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam), những công ty công nghệ muốn phát triển đều cần có cam kết về bảo mật, bảo vệ quyền riêng tư. ChatGPT có thể được gọi là trợ lý hỗ trợ cho nhiều đối tượng như giáo viên, học sinh, nhà kinh doanh... Lợi ích của ChatGPT phụ thuộc vào năng lực tận dụng của từng đối tượng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là người dạy, người học cần tìm ra cách tận dụng “vị trợ lý” này một cách hiệu quả nhất cho công việc của mình.

Thay đổi để thích ứng

Để thích ứng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, trong đó có ChatGPT, GS. TS Hoàng Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thực ra hiện nay sinh viên vẫn đang sử dụng khá nhiều ứng dụng để học tập, nghiên cứu. ChatGPT đặt ra thách thức với ngành Giáo dục, với các nhà trường về việc cần tiếp tục có những thay đổi quyết liệt hơn trong việc không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn dẫn dắt người học đạt được các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng...

Trước băn khoăn, liệu rằng ChatGPT có làm rộng thêm khoảng cách giữa địa bàn thuận lợi và nơi khó khăn hơn hay không, khi mà học sinh, giáo viên của các trường học ở địa bàn thuận lợi sẽ có nhiều lợi thế về hạ tầng, điều kiện để khai thác ChatGPT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, nếu có chính sách tốt thì ngành Giáo dục, các nhà trường dù ở địa bàn nào cũng có thể khai thác tận dụng các lợi ích từ công nghệ. Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu kỹ nội dung này để bảo đảm mọi học sinh đều được bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục chất lượng.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, dữ liệu, thông tin, kiến thức, tri thức thì càng chia sẻ nhiều càng giá trị. Nhiệm vụ của ngành Giáo dục không chỉ chia sẻ thông tin mà còn chia sẻ kiến thức, tri thức nên đem đến lợi ích lớn lao cho người dân, cho xã hội. Với công nghệ, một số việc của con người đã được làm thay. Công nghệ giáo dục nổi lên từ nhiều năm nay, ứng dụng trong dạy học trực tuyến và trí tuệ nhân tạo.

Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn mong muốn các học sinh, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục sử dụng, cảm nhận, trải nghiệm công nghệ để hiểu hơn và cùng thảo luận, tiếp tục làm rõ hơn lợi ích mà ChatGPT mang lại, tương lai phát triển của ChatGPT và những công nghệ khác. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT và các cấp ban ngành khác sẽ có những chính sách lâu dài và kịp thời.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, việc hình thành các trung tâm dạy học xuất sắc trong nhà trường rất cần thiết nhằm hỗ trợ người thầy giảm bớt khối lượng công việc, tăng năng suất, hiệu quả và chất lượng cũng như là bình đẳng trong giáo dục.

“Ứng dụng công nghệ làm sao để chúng ta hạn chế những mặt trái, sự lệ thuộc vào những công nghệ, công cụ và để làm sao cuối cùng chúng ta mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao của người học, giảm chi phí trong giáo dục để mọi người dân có thể tiếp cận giáo dục chất lượng tốt. Và tất cả chính sách cũng đều hướng đến ý nghĩa đó. Giữ cho nền giáo dục trong sạch ở mọi nơi, với đạo đức trong nhà trường. Đó là những chính sách mà Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để điều chỉnh. Và chúng ta còn rất nhiều thời gian và cũng sẽ hào hứng chờ đợi những phát triển công nghệ mới trong thời gian tiếp theo”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây... hay còn những điều về công nghệ phía trước cũng do con người phát minh ra. Thế nên, trong công tác giáo dục, Google hay ChatGPT cũng chỉ là dữ liệu lớn để tham khảo mà thôi. Muốn hình thành những công dân có trí tuệ, đào tạo ra lực lượng lao động cho xã hội thì kiến thức từ sách vở, cuộc sống để dung nạp vào não bộ học sinh để hình thành nên tư duy, phương pháp luận và hành động mới là quan trọng.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc bổ sung tổ hợp tuyển sinh.
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án các môn thi của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành 2 đợt. Thời gian đăng ký thi đợt 1 bắt đầu từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 20/2.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

(LĐTĐ) Với 200 học sinh đoạt giải, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT).
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

(LĐTĐ) Trước thông tin phản ánh trên mạng xã hội về việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã họp, chính thức “chốt” phương án thi môn thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 là tổ hợp Khoa học tự nhiên, ngày 17/1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có phản hồi.
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền, ngày 16/1, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”; đồng thời gặp mặt, tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) là vợ và học sinh là con chiến sĩ đang công tác biển đảo.
Xem thêm
Phiên bản di động