Ngành Giáo dục- Đào tạo Thủ đô: Bước phát triển đồng đều lượng, chất
Quyết định lịch sử và là động lực quan trọng để Hà Nội vươn lên một tầm cao mới | |
Tặng quà và học bổng cho học sinh khuyết tật |
Đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục đào tạo
Trong 10 năm qua, quy mô mạng lưới trường, lớp của ngành Giáo dục và đào tạo (GDĐT) được mở rộng và không ngừng phát triển, đến nay Hà Nội có 30 quận, huyện và 584 xã, phường và thị trấn. Số cơ sở giáo dục có 2643 trường mầm non, trường phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp (có 2 trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc sở) với 54798 nhóm lớp, 1.892.748 học sinh.
Ngành Giáo dục- Đào tạo Thủ đô đã phát triển toàn diện về chất và lượng. |
Thực hiện sắp xếp lại hệ thống giáo dục theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, chuyển 31 trung tâm giáo dục thường xuyên và 15 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp về quận, huyện, thị xã quản lý, chuyển 45 trường trung cấp chuyên nghiệp về Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội quản lý. Quy mô giáo dục Hà Nội đã tăng 434 trường mầm non và phổ thông, tăng 15.157 nhóm lớp, tăng 63.2572 học sinh. Trong đó công lập tăng 163 trường mầm non và phổ thông, tăng 11.438 nhóm lớp, tăng 57.7629 học sinh.
Cùng với đó, công tác phổ cập giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu nhờ triển khai nhiều giải pháp. Tiếp tục duy trì xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đồng thời hoàn thiện các bước chuẩn bị cho phổ cập giáo dục bậc trung học. Tỷ lệ số đối tượng 18 - 21 tuổi hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học đến nay đạt 92%.
Một trong những thành công nhất của ngành GDĐT Thủ đô trong 10 năm qua là đã thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy và học; chất lượng, số lượng cơ sở vật chất của hệ thống bậc học bốn cấp (mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT) giữa các huyện thuộc Hà Tây cũ với các quận nội thành. Có được kết quả này là nhờ Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã dành nhiều nguồn lực chi cho đầu tư giáo dục. Hàng năm HĐNDTP đã thông qua các nghị quyết và chi nguồn ngân sách thỏa đáng cho giáo dục; đặc biệt là cho các huyện ngoại thành. Có dịp đi đến các huyện ngoại thành hiện nay điều không thể phủ nhận là hệ thống cơ sở vật chất các cấp học đã thay đổi rất nhiều. Trường xây mới, nâng cấp ngày càng khang trang; đi liền đó chất lượng đào tạo cũng được nâng lên rõ rệt. Chính điều này mà hiện tại đã có rất nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. |
Chất lượng GDĐT tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định. Việc triển khai giảng dạy bộ tài liệu “giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” ở tất cả các trường phổ thông cơ bản đạt được kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Học sinh Thủ đô liên tục đạt thành tích cao, ấn tượng trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Số trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội có bước phát triển đáng kể. Cụ thể, có 1.372 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 52%), trong đó công lập là 1.336 trường đạt chuẩn quốc gia. So với năm 2008 tăng 943 trường đạt chuẩn. Đến thời điểm này, toàn Thành phố đã công nhận được 16/20 trường đạt chỉ tiêu trường chất lượng cao, đạt 75% kế hoạch (gồm 11 trường công lập, 5 trường ngoài công lập).
Đánh giá về công tác ngành giáo dục của Hà Nội sau 10 năm hợp nhất, ông Lê Ngọc Quang (Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội) cho biết: “Đến nay Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục đào tạo. Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mạnh cả về quy mô, chất lượng theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Sở đã chủ động tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố để có nhiều giải pháp ổn định công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, phân tuyến hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu chỗ học. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cao”.
Chú trọng xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao
Theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang, ngay sau khi hợp nhất, ngành đã tăng cường đầu tư đủ các danh mục thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác thư viện trường học được quan tâm, đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Đến nay, 100% trường học đã có thư viện. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch đã được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy, tính từ năm 2008 đến nay, thành phố đã có thêm 7.841 phòng học văn hóa, 2.296 phòng học bộ môn, xây dựng mới 11.148 phòng học văn hóa, 1.071 phòng học bộ môn (trong đó xây mới thay thế 6.500 phòng học tạm và cấp 4 xuống cấp). Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các trường được cải thiện rõ rệt theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.
Cơ bản xóa phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp, thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra làm cho diện mạo các nhà trường ở Hà Nội ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn thành phố.
Từ thực tế đó, mỗi người dân Thủ đô đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Điều đầu tiên thấy rõ nhất chính là sự “thay da đổi thịt” ở những trường học vùng ngoại thành bởi dường như trường lớp khang trang, sạch đẹp và luôn đầy đủ tiện nghi hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xem vai trò của giáo dục, đào tạo là động lực, là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ngành giáo dục Thủ đô đã quan tâm, đầu tư trọng điểm vào chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo gắn với chiến lược trí thức, nhân tài. Trong đó, chú trọng tập trung đầu tư ngân sách để phát triển hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông, xây dựng hệ thống giáo dục có chất lượng cao tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế.
Theo Sở GDĐT Hà Nội, hiện nay, Sở đã cấp phép và quản lý hoạt động cho 75 dự án giáo dục trên tổng số 32 pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp các loại hình giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo ngắn hạn ngoại ngữ và các chuyên ngành. Các trường công lập và ngoài công lập có hợp tác, liên kết với cá nhân, tổ chức nước ngoài triển khai các chương trình tăng cường tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, chương trình song ngữ quốc tế, tình nguyện viên, dự án, liên kết đào tạo ngắn hạn...
Hiện có 128 đề án hợp tác với nước ngoài ở các cấp học được Sở GD&ĐT cho phép triển khai. Mặt khác, Sở tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển khoa học công nghệ, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn liền với sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức, nhân tài.
“Trong 10 năm qua, ngành GDĐT Hà Nội luôn tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát nhằm hạn chế tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, kịp thời tôn vinh người tốt, việc tốt trong ngành. Song song với đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích đa dạng hóa loại hình trường học mới, chương trình giảng dạy mới theo hướng hội nhập quốc tế. Tham mưu ban hành các cơ chế khuyến khích xã hội hóa, tạo công bằng trong giáo dục giữa công lập và ngoài công lập” - ông Lê Ngọc Quang chia sẻ.
Qua những thành tích đó, có thể thấy, việc mở rộng địa giới hành chính vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng.
Hành trang mang theo của ngành giáo dục, đào tạo Hà Nội hôm nay đã khác rất nhiều so với 10 năm trước. Tuy nhiên với vị trí là Thủ đô của cả nước, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội cần có sự cố gắng, nỗ lực lớn hơn nữa của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới của Thủ đô.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08