-->

Ngành dệt may nỗ lực vượt khó

Do những bất ổn về địa chính trị, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Nga-Ukraine cùng những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, tình hình lạm phát tăng cao tại một số nước trên thế giới khiến ngành dệt may Việt Nam đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức khi cầu tiêu dùng thế giới sụt giảm, lượng tồn kho lớn; chi phí sản xuất, nguyên nhiên liệu tăng cao...
Ngành dệt may được dự báo đạt kim ngạch xuất khẩu từ 42 đến 43,5 tỷ USD năm 2022 Bình đẳng giới mở ra một tương lai có sức chống chịu tốt hơn cho ngành Dệt may, Da giầy Việt Nam
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty May 10.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty May 10.

Để vượt khó, các doanh nghiệp cần linh hoạt triển khai các giải pháp ứng phó, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trái ngược với những tín hiệu tăng trưởng tích cực trong gần chín tháng qua, các doanh nghiệp dệt may hiện đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đối diện nguy cơ giảm giờ làm, dừng hoạt động. Không ít doanh nghiệp phải chấp nhận đơn hàng giá thấp nhằm duy trì sản xuất.

“Ăn đong” đơn hàng

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Bạch Thăng Long cho biết, trong những tháng đầu năm, tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị đạt mức tăng trưởng tốt với tổng doanh thu trong tám tháng hơn 3.128 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mọi thứ gần như đảo chiều trong ba tháng cuối năm khi lượng đơn hàng mới có hết tháng 10; từ tháng 11 trở đi, lượng đơn hàng bị thiếu khoảng 30 đến 35%. Không chỉ “ăn đong” từng đơn hàng mà nhiều đơn vị còn bị ép giá xuống tới 20-30%, điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải tính toán, nhận hàng làm để duy trì nguồn lao động, ổn định sản xuất.

Không chỉ “ăn đong” từng đơn hàng mà nhiều đơn vị còn bị ép giá xuống tới 20-30%, điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải tính toán, nhận hàng làm để duy trì nguồn lao động, ổn định sản xuất.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Bạch Thăng Long

Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát ở các nước tăng cao dẫn đến cầu tiêu dùng giảm, các nhãn hàng lớn đang phải đối diện với lượng hàng tồn kho lớn. Thậm chí, nhiều đơn hàng đã sản xuất xong nhưng khách xin hoãn, giãn thời gian giao hàng vì không có kho chứa. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp đang đối diện với rất nhiều khó khăn trước những biến động khó lường của thị trường.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Bạch Thăng Long, để hoàn thành mục tiêu đạt tổng doanh thu 3.800 tỷ đồng, May 10 đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp thích ứng như tiết giảm các khoản chi phí, đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội, mở rộng đối tác khách hàng và điều chỉnh giảm giờ làm, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng suất nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ trong ngắn hạn, bởi doanh nghiệp đang phải cân đối, lấy phần tích lũy của tám tháng qua nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm thu nhập cho người lao động. Nếu tình hình tiếp tục kéo dài, lúc đó doanh nghiệp sẽ càng kiệt quệ, không đủ nguồn lực để ổn định sản xuất.

Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương khẳng định, ngành dệt may cuối năm đang bị “đói” đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải “ăn đong” từng tháng khi hầu hết mới có đơn hàng hết tháng 10. Từ tháng 11 và tháng 12 tiếp tục khó khăn do tình hình các nước trên thế giới đối diện lạm phát cao dẫn đến lượng mua giảm. Nếu như trước đây khách thường đặt cho cả mùa vụ thì nay họ còn phải nghe ngóng thị trường và đặt hàng trong thời gian ngắn sau khi phân tích, nghiên cứu kỹ xu thế thị trường.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hugaco Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, trong 12 đơn vị trực thuộc, ngoài một số đơn vị đã đủ hàng hết năm, đa phần còn lại mới đạt khoảng 50-60% trong tháng 11, còn tháng 12 vẫn đang phải trông chờ, đàm phán, tìm kiếm khách hàng. Mặc dù doanh thu chín tháng qua vẫn đạt kết quả tốt, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ nhưng trước những khó khăn như vậy, doanh nghiệp xác định phải lấy lợi nhuận, phần tích lũy để dành nhằm bù đắp cho phần thiếu hụt. Đồng thời, xác định trong những tháng tới giá cạnh tranh, hạ thấp vẫn chấp nhận làm, nhằm chia sẻ khó khăn với đối tác, khách hàng.

Chung tâm trạng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm Phí Ngọc Trịnh cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong tám tháng tương đối thuận lợi, doanh thu tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Từ tháng 9 trở đi, lượng đơn hàng thiếu hụt, giảm 30% so với mọi năm, điều đó đã đẩy doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản chi phí, tăng năng suất bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản chi phí, tăng năng suất bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm Phí Ngọc Trịnh

Nắm bắt xu thế thị trường

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Trương Văn Cẩm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tám tháng qua đạt gần 31 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tín hiệu khả quan khi xuất siêu đạt 13,3 tỷ USD và là tiền đề để ngành cán đích 43,5 đến 44 tỷ USD cả năm. Tuy nhiên, do tình hình khó đoán định của thị trường cùng với diễn biến khó lường của dịch bệnh, mức tăng trưởng GDP của những thị trường lớn mà Việt Nam xuất khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... không đạt như dự kiến, đặc biệt tình hình lạm phát cao đã tác động mạnh đến cuộc sống của người dân khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

Ngành dệt may nỗ lực vượt khó ảnh 1
Hoạt động sản xuất tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Mặt khác, do xung đột quân sự giữa Nga-Ukraine đã đẩy giá nguyên, nhiên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao,... làm tăng các khoản chi phí đối với doanh nghiệp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp phải nhận đơn hàng lẽ ra trước đây họ không nhận do đơn giá thấp, bình quân giảm tới 30-40%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 50% nhưng doanh nghiệp vẫn phải nhận chủ yếu để duy trì sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Để ứng phó với các khó khăn, doanh nghiệp phải linh hoạt triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, thị trường.

Đề cập tới tín hiệu thị trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, doanh thu của đơn vị trong tám tháng qua hoàn thành hơn 70% kế hoạch, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận hoàn thành 120% kế hoạch năm. Đây là kết quả khả quan nhưng với những biến động đảo chiều liên tục của thị trường bông hiện nay, tình hình thế giới đối mặt với lạm phát cao,...

Do đó, Vinatex phải hết sức thận trọng, dự báo sát thị trường và có giải pháp tối ưu để giữ thành quả đạt được. Trong đó, các doanh nghiệp cần tập trung quản trị chặt chẽ, chi phí tiết kiệm tối đa ở tất cả các khâu; cần kiểm soát tài chính, dòng tiền thông suốt, có số liệu sớm để có thể thực hiện hỗ trợ nội bộ cho các đơn vị gặp khó khăn.

Do cầu thế giới thấp nên các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng triệt để cơ hội dùng được sản phẩm của nhau, nhất là khâu may, dệt kim sử dụng vải của các đơn vị dệt kim với sự điều hòa chung của Tập đoàn, mục tiêu giành được đơn hàng và vị trí trong chuỗi cung ứng.

Các đơn vị cần triệt để số hóa dữ liệu chung, đặc biệt là dữ liệu tồn kho, nhằm giảm tồn kho; có thể thực hiện mua chung và san sẻ chung toàn Tập đoàn, hạn chế mua riêng lẻ theo nhu cầu của thị trường biến động. Ngoài ra, cần tính toán cụ thể về ảnh hưởng của phương án kinh doanh, bán hàng, những thiệt hại trong trường hợp chạy máy không đạt công suất; chấp nhận rủi ro có cân nhắc, phải duy trì mục tiêu lâu dài, giữ được lao động và khách hàng truyền thống,…

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường cho biết thêm, trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, những tháng đầu năm các doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao.

Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường

Tuy nhiên, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng. Các nước đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ,...

Trong khi đó, thị trường thế giới lại diễn ra xu thế ngược lại, đột nhiên trở nên “lạnh”, cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp phải giám sát từng ngày, từng giờ để điều chỉnh nhằm duy trì hiệu quả, tránh thua lỗ để có thể chịu đựng trong dài hạn. Nhà nước và các bộ, ngành cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển; đặc biệt là giảm các loại thuế, phí, hỗ trợ lãi suất trong khoản vay ngắn hạn mua nguyên liệu bằng ngoại tệ sẽ góp phần gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay.

Theo Minh Đức/nhandan.vn

https://nhandan.vn/nganh-det-may-no-luc-vuot-kho-post716426.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động