Nên song hành hợp nhất lẫn tinh giản
Tiếp tục làm tốt công tác kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy | |
Tính toán kỹ việc sáp nhập và tinh giản biên chế |
Sáp nhập là tất yếu
Trước đó, theo dự thảo Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành, tỉnh, thành phố vào tháng 4/2018, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chỉ giữ 4 Sở: Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường, Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế được tổ chức thống nhất trên cả nước. Còn lại hợp nhất, sáp nhập 17 sở, ngành... Cụ thể, một số sở được Bộ Nội vụ đề xuất sáp nhập như: Kế hoạch- Đầu tư và Tài chính gọi là Sở Tài chính - Kế hoạch; Giao thông - Vận tải với Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Công Thương; Khoa học- Công nghệ với Giáo dục - Đào tạo…
Và trước khi Bộ Nội vụ dự thảo văn bản trên, nhiều địa phương đã sáp nhập, hợp nhất một số sở ngành. Điển hình như Lào Cai hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng; Hà Giang hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh uỷ với Sở Nội vụ, cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ với Thanh tra tỉnh; Hải Phòng hợp nhất một loạt cơ quan đảng với chính quyền ở cấp huyện; Bạc Liêu hợp nhất Sở Giáo dục- Đào tạo với Sở Khoa học- Công nghệ…
Sáp nhập, hợp nhất gắn với tinh giản các cơ quan sẽ thực hiện NQ 18 hiệu quả. ảnh minh họa |
Ở quy mô cấp huyện, đầu tháng 10/2018, thành phố Hải Phòng hợp nhất một số cơ quan Đảng với chính quyền ở cấp huyện, như: Văn phòng Quận ủy với Văn phòng HĐND và UBND quận Hồng Bàng, huyện An Dương; Ban Tổ chức huyện ủy với Phòng Nội vụ huyện Kiến Thụy, Uỷ ban Kiểm tra huyện Kiến Thụy với Thanh tra huyện. Còn trong năm 2018, Hà Tĩnh hợp nhất Ban Tổ chức huyện ủy Đức Thọ với Phòng Nội vụ huyện, hợp nhất cơ quan Uỷ ban Kiểm tra huyện ủy với Thanh tra huyện.
Thực ra theo khoa học quản lý, trong cấu trúc tổ chức bộ máy càng ít đầu mối càng hiệu quả. Trong khi đó, hiện nay trong hệ thống chính trị của ta đang quá nhiều cơ quan, đơn vị dẫn đến bộ máy cồng kềnh. Vì thế, việc Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành các nghị định liên quan đến tinh gọn bộ máy hành chính; các tỉnh ủy, huyện ủy tiến hành thí điểm hợp nhất các phòng ban của chính quyền chồng chéo chức năng với các ban của Đảng để thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương 6, Khóa XII về “Một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” là vấn đề mang tính cấp bách.
Cần tính đến đặc thù và phải quy định cụ thể
Theo góc nhìn của phóng viên cũng như tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, việc tới đây có nghị định chi tiết về việc sáp nhập, hợp nhất một số sở, ngành của cơ quan hành pháp là việc phải làm. Tuy nhiên, sáp nhập, hợp nhất thế nào để phát huy hiệu quả cũng như tính đặc thù của mỗi cơ quan, đơn vị mới là điều quan trọng.
Trên tinh thần đó, một số chuyên gia cho rằng: Hợp nhất các Sở Giao thông vận tải và Xây dựng; Kế hoạch- Đầu tư và Tài chính… là đúng. Song nếu hợp nhất hai Sở Giáo dục- Đào tạo với Khoa học- Công nghệ thì không nên. Bởi vì giáo dục- đào là ngành đặc thù giống như ngành Y, do đó cần phải giữ nguyên. Còn Khoa học - Công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0, nông nghiệp công nghệ cao nên chăng hợp nhất sở này vào Sở Thông tin- Truyền thông thành Sở Khoa học- Công nghệ và Thông tin (còn phần truyền thông chuyển sang Sở Văn hóa- Thông tin như cũ); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không nên sáp cùng Sở Công Thương… vì nếu sáp nhập quy mô quá rộng. Riêng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nên đổi thành Sở Lao động và các vấn đề xã hội. Vẫn biết, trong quá trình soạn thảo và ban hành nghị định hướng dẫn cũng sẽ tính tới đặc thù của mỗi tỉnh, thành phố. Ví như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cơ cấu về số lượng sở, ngành sẽ khác với các tỉnh, thành có quy mô dân số ít hơn…
Điều cần góp ý, trong thời gian qua Quốc hội luôn cố gắng ban hành các đạo luật sát với thực tế để không còn luật khung, nghĩa là luật có hiệu lực là triển khai được, không cần phải chờ nghị định hướng dẫn. Song khi xem xét lại dự thảo Nghị định ban hành ngày 9/4/2018 về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn rất chung chung.
Cụ thể, nếu dự thảo nghị định này không thay đổi, giữ nguyên hoặc chỉ sửa đổi đôi chút thì chắc chắn vẫn phải cần thông tư hướng dẫn của bộ chuyên ngành. Bởi thế, điều mong muốn, bản thân Nghị định phải quy định rõ: Đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phép có bao nhiêu sở, ngành và cơ cấu bao nhiêu cấp phó; đối với các TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và những tỉnh lớn như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương… thì được cơ cấu bao nhiêu sở, ngành; các địa phương còn lại sẽ là bao nhiêu. Nghị định có, UBND đề xuất lên HĐND tỉnh/thành phố cứ thế triển khai. Nhất định không thể ban hành nghị định khung!
Cần hợp nhất các cơ quan chồng chéo chức năng giữa hệ thống Đảng, đoàn với chính quyền
Thực ra việc các cơ quan chuyên môn đang tham mưu cho Chính phủ tiến hành soạn thảo nghị định về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là để cụ thể hóa Nghị quyết số 18 BCHTW Khóa XII của cơ quan hành pháp; còn việc tiến hành tinh giản, hợp nhất các cơ quan của tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc phạm vi của Trung ương, trong đó cơ quan tham mưu là Ban Tổ chức Trung ương.
Bởi vậy, để thực thi Nghị quyết 18 của Trung ương một cách hiệu quả, trong bối cảnh một số quận, huyện đã thí điểm sáp nhập, hợp nhất các cơ quan của chính quyền vào các ban của Đảng, nên chăng Ban Tổ chức Trung ương cùng các cơ quan chức năng tham mưu cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị ban hành các chỉ thị, nghị quyết về việc tinh giản bộ máy theo hướng: Hợp nhất các cơ quan như Nội vụ, Thông tin -Truyền thông, Thanh tra… của hệ thống chính quyền vào các cơ quan tương đương của Đảng là: Tổ chức, Tuyên giáo, Kiểm tra.
Đồng thời, nên tính tới hợp nhất, sáp nhập một số ban như Dân vận, Mặt trận Tổ quốc… vào với nhau. Làm như vậy, vẫn đảm bảo nguyên tắc bất di bất dịch Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Bộ máy của toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương sẽ được gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đúng với tinh thần của Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Sự kiện 03/02/2025 08:07
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước
Sự kiện 28/01/2025 21:18
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 28/01/2025 20:17
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Sự kiện 26/01/2025 14:10
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/01/2025 20:09
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55