-->

Nâng tầm văn hóa kinh doanh

(LĐTĐ) Luôn đau đáu với nghề truyền thống, kiên trì theo đuổi triết lý kinh doanh tử tế, vợ chồng doanh nhân Đặng Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thu Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Hương Sơn đã không ngần ngại chọn lối đi đầy gai góc là “nâng bước” cho ẩm thực truyền thống. Quyết định này của anh chị đã đưa các món ăn được coi là tinh hoa của ẩm thực Hà thành đi muôn phương. 
Nhiều chuyển biến tích cực từ mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Góp phần tạo ứng xử văn minh: Văn hóa từ hoạt động kinh doanh ăn uống
Nên xây dựng thiết chế “văn hóa kinh doanh”, “văn hóa tiêu dùng”
Nâng tầm văn hóa kinh doanh
Bà Nguyễn Thị Thu Hương tiếp đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong số những món ngon của Hà thành, không thể không kể đến giò chả. Mà nói đến giò chả không thể không nhắc đến làng Ước Lễ (xã Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) – nơi đã khéo làm nên “món ngon nhớ đời” nức tiếng gần xa. Nhà văn Nguyễn Tuân trong thiên tùy bút “Giò lụa” (1973) đã phải thốt lên: “Không sợ là huênh hoang thiếu khiêm tốn, ta có thể nói rằng biết chế lợn ra thành cân giò lụa, đó là đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc toàn cầu ăn thịt lợn và chế biến món ăn từ lợn.

Hình như giò lụa là một tiết mục độc đáo chỉ ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra thôi”. Với mong muốn gìn giữ và phát triển những giá trị ẩm thực truyền thống của vùng đất mình mới “bén duyên”, cộng với kinh nghiệm bao năm làm nghề của gia đình nhà chồng, vốn là người làng Ước Lễ, chị Hương – người con gái Nam Bộ, mới chỉ tốt nghiệp phổ thông đã mạnh dạn cùng chồng khởi nghiệp bằng chính nghề truyền thống của làng quê chồng.

Cơ sở sản xuất giò chả Hương Sơn ban đầu chỉ vỏn vẹn 4 người, với sản phẩm truyền thống như giò lụa, chả quế. Cùng với việc tự sản xuất, anh chị cũng trực tiếp đi bán và giới thiệu sản phẩm tại các quận nội thành.

Không nằm ngoài quy luật kinh doanh, cơ sở sản xuất của anh chị đã phải trải qua nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Hai vợ chồng anh chị vừa sản xuất, vừa tiếp thị, giao hàng, vừa tiếp nhận phản hồi của khách, từ đó điều chỉnh khẩu vị để khách hàng vui vẻ chấp nhận sản phẩm của cơ sở mình.

Trong thời gian 3 năm vất vả để chiếm lĩnh thị trường, gây dựng uy tín sản phẩm, chị Hương đã thể hiện bản lĩnh của một doanh nhân thực thụ. Chị sẵn sàng lăn lộn với thực tế, kiên trì, chịu khó, nhiệt tình, chu đáo và thành thực. Sản phẩm giò chả Hương Sơn dần thu hút được nhiều khách hàng bởi những đặc trưng riêng, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và hơn thế nữa bởi tính chịu thương chịu khó của ông bà chủ.

Năm 2008, cùng với sự phát triển của xã hội, vì muốn khẳng định chất lượng sản phẩm trên thị trường, muốn mở rộng liên kết với các đối tác, liên kết với các siêu thị, nhà hàng… Đặc biệt, muốn sản phẩm có thương hiệu, anh chị đã quyết tâm chuyển đổi cơ sở sản xuất Hương Sơn thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Hương Sơn. Từ bốn sản phẩm ban đầu, Công ty của anh chị đã cung cấp ra thị trường gần 40 sản phẩm. Trong đó chủ đạo là Giò chả Ước Lễ và Bánh cuốn Thanh Trì.

Chị Hương cho biết, để doanh nghiệp phát triển, hai vợ chồng chị xác định phải đổi mới cách chế biến sản phẩm sao cho vẫn giữ được hương vị truyền thống mà lại phù hợp với sở thích của nhiều vùng, miền... Bám sát tiêu chí ngon – sạch – an toàn, anh chị đã nghiên cứu, tìm tòi cách chế biến để không sử dụng hàn the hay các hoá chất độc hại, nhưng chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo.

Hiện tại, trong các khâu sản xuất đều được xử lý bằng công nghệ ozone, tất cả các sản phẩm đều được công bố chất lượng, máy đóng gói công nghệ hút chân không... Trong quy trình chế biến sản phẩm, thực phẩm nhập về công ty để sản xuất đều có xuất xứ rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch; bao bì đóng gói được Sở Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe.

Mỗi sản phẩm của Hương Sơn phải trải qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đến tay người tiêu dùng đều phải có tem nhãn sản phẩm. Tem nhãn sản phẩm Hương Sơn được đánh mã vạch, có xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng để khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra.

Hiện nay, mỗi ngày Công ty cho ra lò hàng tấn giò, chả, bánh cuốn và rất nhiều sản phẩm khác. Mạng lưới phân phối các sản phẩm Hương Sơn là các hệ thống siêu thị như COOP MARK, BigC, Intimex… nhà hàng, đại lý. Các sản phẩm của Công ty đã được đưa vào bày bán tại các cửa hàng trong sân bay Tân Sơn Nhất.

Không chỉ trên địa bàn Thủ đô, hay các tỉnh Nam – Bắc, mà giờ đây các sản phẩm truyền thống của làng Ước Lễ, dưới đôi bàn tay tài hoa và quyết tâm của anh chị Hương – Sơn đã đi đến nhiều vùng đất mới, tới nhiều người vốn yêu thích ẩm thực Hà thành nói riêng và ẩm thực Việt nói chung.

Nâng tầm văn hóa kinh doanh
Sản phẩm giò chả Hương Sơn thu hút được nhiều khách hàng.

Khi được hỏi về bí quyết thành công, chị Thu Hương chia sẻ: Từ ngày đầu thành lập đến nay, Hương Sơn luôn coi trọng chữ “Tín” và chữ “Tâm”. Khẩu hiệu của Công ty là “Uy tín là vàng, khách hàng là thượng đế”. Công ty luôn giữ chữ Tín với các đối tác. Và bù lại, các đối tác cũng giữ chữ “Tín” với Công ty khi cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, với số lượng đảm bảo, chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công ty đã coi khách hàng là thượng đế thì Công ty sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm ngon – sạch – an toàn. Còn đối với cộng đồng, Công ty luôn toả sáng chữ “Tâm”. Từ ủng hộ các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đóng góp các loại quỹ, tặng quà, hỗ trợ chăm sóc các đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh vượt khó, đến xây dựng nông thôn mới... đơn vị luôn ở vị trí dẫn đầu huyện Thanh Trì. Đây cũng là điểm sáng trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều lần được Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội tặng bằng khen.

Đối nghịch với môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh là một nữ doanh nhân Thu Hương điềm đạm, bản lĩnh và đằm thắm. Dù trong cuộc sống hay trong công việc thì chị vẫn luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu. Đã hơn 20 năm kể từ thời điểm sáng lập, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hương Sơn đang ngày càng lớn mạnh và được Thành phố Hà Nội đánh giá là một trong số các doanh nghiệp tiêu biểu của Thủ đô.

Với những cố gắng và đóng góp cho xã hội, cho văn hoá ẩm thực Việt Nam, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hương Sơn đã vinh dự nhận nhiều phần thưởng, bằng khen, cúp, huy chương của các cấp, ngành: Huy chương vàng Thực phẩm an toàn, Cúp vàng thương hiệu tiêu chuẩn an toàn vì sức khoẻ cộng đồng, Quả cầu vàng của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch cho văn hoá ẩm thực, Cúp vàng vì cộng đồng…

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động