-->

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Quận Hai Bà Trưng dâng hoa tại địa điểm lưu niệm Chiến lũy Ô Cầu Dền Gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Phát biểu đề dẫn toạ đàm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ kho tàng di sản văn hóa phong phú với 1.793 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê và phân loại theo 6 loại hình. Trong đó, lễ hội truyền thống chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.206 di sản, chiếm 67% tổng số di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô.

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu đề dẫn toạ đàm.

Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 và Luật Di sản văn hóa 2024, cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra, bảo tồn, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt với lễ hội truyền thống, cộng đồng dân cư địa phương chính là chủ thể thực hành và bảo vệ các giá trị văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ hội đền Đồng Nhân được cộng đồng cư dân phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) duy trì tổ chức hàng năm từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Hai âm lịch. Lễ hội thể hiện lòng tôn vinh, biết ơn đối với hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị thông qua các nghi lễ rước nước, tế lễ truyền thống. Đặc biệt, lễ hội còn giữ được tục kết chạ, giao hiếu - phong tục đẹp góp phần tăng cường đoàn kết giữa các địa phương có di tích thờ Hai Bà.

Tại toạ đàm, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, địa phương hiện có 51 di tích được kiểm kê, trong đó 35 di tích đã được xếp hạng. Quận đã hoàn thành việc số hóa công tác quản lý di tích thông qua trang thông tin điện tử "360° di tích lịch sử - văn hóa quận Hai Bà Trưng" và đang đề xuất công nhận Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là điểm du lịch cấp thành phố.

Hiện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng và cộng đồng địa phương triển khai các hoạt động tư liệu hóa, ghi hình, chụp ảnh phục vụ xây dựng hồ sơ đề nghị đưa Lễ hội đền Đồng Nhân vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Buổi tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân" thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà quản lý và cộng đồng địa phương cùng trao đổi về giá trị văn hóa, lịch sử của di sản, đồng thời định hướng nâng cao năng lực thực hành và bảo vệ di sản của cộng đồng trong bối cảnh đô thị hóa.

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng phát biểu tại tọa đàm.

Tọa đàm tập trung trao đổi các nội dung như: Nhận diện giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học của Lễ hội đền Đồng Nhân; vai trò của cộng đồng chủ thể trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân trong bối cảnh đô thị hoá; định hướng phát triển công nghiệp văn hoá từ Lễ hội truyền thống qua trường hợp Lễ hội đền Đồng Nhân; định hướng nâng cao năng lực thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản cho cộng đồng chủ thể di sản; đề xuất giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Đồng Nhân...

Các ý kiến tại tọa đàm là cơ sở quan trọng để xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội nói chung và Lễ hội đền Đồng Nhân nói riêng.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 23/1 tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới.
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động