Nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ Thủ đô, nhất là các nhóm yếu thế, phụ nữ nông thôn
Kế hoạch nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp phụ nữ, nhằm góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ, xây dựng văn hóa thượng tôn pháp luật trên địa bàn Thủ đô và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về văn hóa xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra…
Các cấp ủy, chính quyền Thành phố chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật cho phụ nữ là đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới.
![]() |
Các luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân xã Nghiêm Xuân, huyện Thường Tín. |
UBND Thành phố lưu ý, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tập trung vào các các đợt cao điểm, các địa bàn phức tạp và các nhóm phụ nữ đặc thù.
Có sự kết hợp, lồng ghép với việc triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; bảo bảo hiệu quả, tránh lãng phí. Đồng thời, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; phát huy tinh thần nêu gương, ý thức tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, hội viên, phụ nữ.
UBND Thành phố cũng yêu cầu tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, phụ nữ nông thôn, xa trung tâm Thành phố, lao động nhập cư, dân tộc thiểu số và các nhóm phụ nữ yếu thế như phụ nữ khuyết tật, đơn thân, là nạn nhân hoặc có nguy cơ cao bị mua bán người, bị bạo lực gia đình…
Kế hoạch cũng yêu cầu đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả, thực chất công tác này. Theo UBND Thành phố, các hoạt động buổi tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật cần gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, công tác hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp dân, thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử, công tác phòng, chống Covid-19 trong tình hình mới, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, hôn nhân và gia đình…
Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, tìm hiểu pháp luật bằng nhiều hình thức như thi viết, thi trực tuyến, thi sân khấu hóa, xây dựng các clip tiểu phẩm; tổ chức các hội nghị giao lưu, tọa đàm, giải đáp pháp luật cho phụ nữ tại cơ sở theo nhóm đối tượng và nội dung phù hợp.
Đồng thời, tổ chức đối thoại chính sách pháp luật, giải đáp pháp luật bằng các hình thức phù hợp; khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ; nghiên cứu xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử, duy trì, nhân rộng các mô hình như Câu lạc bộ Phụ nữ và pháp luật, Câu lạc bộ phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; Nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật…
UBND Thành phố giao các sở, ngành, quận, huyện tùy theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện Kế hoạch. Đồng thời, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị; tham gia giám sát việc thực hiện tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ và người dân tại địa phương...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27