-->

Hà Nội đổi mới, linh hoạt tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đầy khó khăn và thách thức, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần giúp người dân nâng cao ý thức tự phòng, chống dịch bệnh. Tại thành phố Hà Nội, công tác này luôn được chủ động đổi mới để phù hợp trong từng giai đoạn.
Hà Nội: Hơn 30.000 lượt phạm nhân được tuyên truyền, phổ biến pháp luật Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động

Nhiều hình thức tuyên truyền

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cho biết, từ khi dịch bệnh bùng phát, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể Thành phố đã bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh và chỉ đạo, định hướng của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố để kịp thời truyền tải những chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác phòng, chống dịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là vào những đợt cao điểm khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô có diễn biến phức tạp như thời điểm tháng 2, 4, 5 và trong giai đoạn từ tháng 7 - đợt dịch thứ 4 đến nay.

Hà Nội đổi mới, linh hoạt tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tổ chức Toạ đàm “Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19”

Đồng thời, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền như thông qua hệ thống tin nhắn điện tử qua Zalo cho hơn 7 triệu thuê bao di động trên địa bàn Thành phố; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí; xây dựng mô hình “Cầu thang pháp luật” qua thiết bị điện tử lắp đặt tại thang máy trong các toà nhà chung cư hoặc màn hình Led…

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố về việc mở các đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, các quận, huyện, thị xã đã tổ chức nhiều hình thức như: Triển khai mô hình xe tuyên truyền lưu động, tuyên truyền qua màn hình điện tử, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở, qua tranh bích họa, trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tuyên truyền lưu động trên xe kéo, loa kéo, loa trong khu nhà chung cư, loa tại nơi làm việc; trên hệ thống thông tin tại thôn, tổ dân phố, qua hình thành nhóm Zalo, Facebook, cộng đồng tự quản tại cụm, khu dân cư, ngõ, làng, thôn/tổ dân phố...

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Một trong những điểm nhấn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội là thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới nhiều hình thức. Điển hình là cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”.

Hà Nội đổi mới, linh hoạt tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trao giải cá nhân cho các học sinh đạt giải trong cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”

Với hơn 1 triệu người dự thi, nhiều bài dự thi tâm huyết, chất lượng thể hiện sự đầu tư, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật một cách nghiêm túc cho thấy, cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19” được tổ chức hiệu quả, thu hút được sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên thanh niên, học sinh và nhân dân.

Nhiều đơn vị có số lượng người tham gia rất lớn như: Sở Giáo dục và Đào tạo (10.288 người dự thi), quận Thanh Xuân (109.804 người dự thi), quận Bắc Từ Liêm (90.982 người dự thi), huyện Hoài Đức (86.751 người dự thi), Công an Thành phố (5.517 người dự thi), Điện lực Hà Nội (4.505 người dự thi), Sở Y tế (2.843 người dự thi)...

Đánh giá cao cuộc thi, ông Đào Hiến Chương, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Sơn Tây cho hay, cuộc thi đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch cho người dân, cũng như góp phần hình thành thói quen tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật nói chung. Thị xã Sơn Tây đã đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích cá nhân cuộc thi cấp Thành phố, trong đó có nhiều thí sinh cao tuổi và nhỏ tuổi tham dự thi như: ông Bùi Văn Lộc (88 tuổi), bà Nguyễn Thị Dần (82 tuổi) cùng trú tại phường Quang Trung; ông Hà Quang Thư (83 tuổi) ở phường Ngô Quyền; các em Chu Thành Đạt, em Ngô Minh Uyên, em Phùng Quang Huy (12 tuổi)…

Ứng dụng công nghệ thông tin

Phát huy vai trò của các luật gia, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội cho hay, Hội Luật gia đã phát động các Chi hội tích cực tham gia cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền pháp luật thông qua các hội nghị trực tuyến, Zalo, Facebook, các trang thông tin điện tử; in khoảng 20.000 tờ gấp, tài liệu tuyên truyền cho các đơn vị. Các Chi hội Luật gia ở cơ sở đã viết hàng nghìn tin, bài phát trên loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn, thực hiện tư vấn pháp luật qua điện thoại cho hơn 1.500 người…

Hà Nội đổi mới, linh hoạt tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Quận Ba Đình tổ chức tọa đàm, tìm hiểu pháp luật hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021.

Tại quận Ba Đình, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng các trang mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền được các phường triển khai rất hiệu quả. Bà Ngô Minh Hằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đội Cấn cho hay, phường Đội Cấn đã thiết lập hệ thống Zalo của phường đến tổ dân phố và từ các tổ dân phố đến nhân dân. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, phường có khu dân cư bị phong tỏa, việc tuyên truyền qua hệ thống Zalo của các tổ dân phố đã phát huy tác dụng rất tốt, thông tin được truyền tải đến người dân, cũng như phản hồi từ nhân dân đến lãnh đạo phường nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, để thích ứng linh hoạt trong tình hình mới, các Tổ Covid cộng đồng của phường vẫn tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân, rà soát người đi từ các vùng khác về địa bàn. “Phường Đội Cấn vẫn duy trì tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh hàng ngày, phát thanh hai lần sáng và chiều, nhắc nhở bà con không chủ quan đã tiêm phòng rồi mà lơ là phòng, chống dịch, tuyên truyền thực hiện Công điện số 23, Công điện số 24 của Thành phố”, bà Hằng cho biết.

Trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho hay, để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng báo, đài, phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, các nhóm Zalo, Facebook...; thường xuyên cập nhật thông tin, xây dựng và điều chỉnh các thông điệp, khuyến cáo phù hợp với diễn biến tình hình dịch và phổ biến tình hình dịch bệnh bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động