-->

Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”

(LĐTĐ) Năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý và giải quyết hơn 17 nghìn vụ việc về hôn nhân gia đình. Bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc ly hôn hiện nay. Vì vậy, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã không ngừng truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc, không bạo lực.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em Hội Phụ nữ cần thể hiện hành động mạnh mẽ chống bạo lực gia đình Hội nghị Báo cáo viên Thành phố tháng 6/2024

Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người; nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống và quý báu của dân tộc. Một mái ấm gia đình hạnh phúc, thực sự là tổ ấm yêu thương là mong muốn, ước mơ rất đời thường của mỗi người và quan tâm chung của toàn xã hội.

Tuy nhiên, cùng với tiến trình giao lưu, hội nhập quốc tế, sự phát triển của internet, mạng xã hội, bên cạnh những tác động tích cực, gia đình Thủ đô cũng như tại các đô thị lớn đang đứng trước những thách thức, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ và con cái ở một số gia đình khá lỏng lẻo, tỷ lệ ly hôn, ly thân ở các gia đình, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ trẻ em có xu hướng tăng trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. Một số vụ việc bạo lực gia đình có tính chất rất nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”
Các gia đình tham gia cuộc thi vẽ tranh "Gia đình hạnh phúc, không bạo lực".

Theo báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 17.503 vụ việc về hôn nhân gia đình (tăng 105 vụ so với cùng kỳ năm 2022), giải quyết 17.108 vụ việc (tăng 121 vụ việc so với 2022). Bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc ly hôn hiện nay.

Trước các vấn đề bức bối liên quan đến gia đình, nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm truyền thông tới hội viên phụ nữ và cộng đồng về hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

Tại quận Ba Đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận đã tổ chức “Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”, hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28/6/2024. Tại huyện Mê Linh, huyện Thanh Trì, Hội LHPN huyện tổ chức phiên tòa giả định, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện năm 2024,… Các phiên tòa giả định đã được đông đảo chị em cán bộ, hội viên phụ nữ hưởng ứng và nhận định rất ý nghĩa, đem đến các thông tin thiết thực với đời sống mỗi người trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong “Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình Đinh Thị Phương Liên cho biết: Thời gian vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN Thành phố, của Quận ủy Ba Đình, Hội LHPN quận đã thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập lao động sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ thành phố nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra. Các phong trào thi đua trong các cấp Hội Phụ nữ quận được đẩy mạnh. Phong trào thi đua xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch” được triển khai hiệu quả.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”
Hội LHPN huyện Mê Linh tổ chức phiên tòa giả định phòng, chống bạo lực gia đình.

Các cấp Hội đã tập trung xây dựng và nâng cao giá trị cốt lõi của người phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp, văn minh thanh lịch, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, xây dựng gia đình hạnh phúc bình đẳng tiến bộ, thượng tôn pháp luật.

Tham gia cuộc thi vẽ tranh “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực” hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” do Hội LHPN Thành phố và quận Ba Đình tổ chức, em Nguyễn Thùy Linh (Phúc Xá, Ba Đình) chia sẻ: “Em muốn vẽ lên câu chuyện về lời cảnh tỉnh đối với gia đình có bạo lực, nỗi hoảng sợ của trẻ em và nỗi đau buồn của người mẹ khi đối diện với bạo lực từ người cha. Em mong tác phẩm sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn còn bạo hành phụ nữ, trẻ em”.

Nâng cao giá trị cốt lõi của người phụ nữ Thủ đô

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội cho biết: Là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trong thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng về giá trị tốt đẹp của gia đình; xây dựng các mô hình hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình.

Cùng với đó, các cấp Hội cũng thành lập Hội đồng Tư vấn cấp Thành phố để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; thành lập 74 tổ “Tư vấn giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em”; 1.978 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 110 nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật; 5 mô hình điểm “Thành phố an toàn, thân thiện đối với trẻ em gái” và các mô hình Câu lạc bộ Gia đình văn minh hạnh phúc; Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình; Câu lạc bộ Nam giới đồng hành vì sự an toàn của phụ nữ, trẻ em; mô hình Tổ dân phố an toàn, Làng quê an toàn…

Chủ tịch Hội LHPN Lê Kim Anh đề nghị các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục tích cực triển khai một số hoạt động trọng tâm, cụ thể, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi tổ chức Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ cùng cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, các kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”
Những "thông điệp" về phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc được vẽ lên trang giấy trắng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân Thủ đô các nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, chủ đề và thông điệp truyền thông nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình: “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, Quốc gia thịnh vượng”.

Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó có tiêu chí gia đình không có bạo lực… bằng nhiều hình thức tập huấn, tọa đàm, giao lưu câu lạc bộ, sinh hoạt chi hội, sinh hoạt cộng đồng, xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền, sản phẩm truyền thông trực tiếp và truyền thông qua mạng xã hội, báo chí, truyền hình…

Song song với đó, tuyên truyền đến các gia đình hội viên, phụ nữ về vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc tập trung các nội dung: kiến thức, kỹ năng về giáo dục đời sống gia đình, về cách ứng xử trong gia đình, kỹ năng làm cha mẹ, nuôi dạy, chăm sóc con; vai trò của phụ nữ trong phát huy giá trị gia đình truyền thống và xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ mới.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng điển hình tập thể, cá nhân trong công tác xây dựng gia đình, biểu dương gia đình văn minh hạnh phúc tiêu biểu, gia đình 5 không 3 sạch, 5 có 3 sạch, các hoạt động thiết thực tạo sự gắn kết giữa các thành viên gia đình; quan tâm công tác chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc và giáo dục trẻ em; thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” - thăm tặng quà trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vượt khó học giỏi…

Cùng với đó là sự chủ động và phối hợp với các phòng, ngành, đề xuất với chính quyền các cấp giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời lên tiếng, đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực gia đình; tư vấn, hỗ trợ các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại địa phương.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

(LĐTĐ) Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, tại thành phố Vinh (Nghệ An), những con đường hoa đã được hoàn thành, sắc xuân tràn ngập trên từng con phố.
Xem thêm
Phiên bản di động