Nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô
Đẩy nhanh các dự án giao thông, tạo sự bứt phá cho Thủ đô Nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô Xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô an toàn, văn minh |
Hình thành nhiều công trình giao thông trọng điểm
Có thể thấy, trong hơn một thập kỷ qua, tại Hà Nội, nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu vượt được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đường bộ khép kín. Hàng loạt dự án giao thông lớn nhỏ được thực hiện kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi. Nhiều tuyến cao tốc quan trọng kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ... thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô.
Hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng được đồng bộ và tăng tính kết nối. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Hạ tầng nông thôn cũng được cải thiện. Đường bê tông chạy tới những xã nghèo nhất ở cực Tây thành phố, nơi sinh sống của đồng bào Mường trước thuộc tỉnh Hòa Bình. Cùng với đó, nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng của Hà Nội đã được xây dựng đưa vào sử dụng thời gian qua, như: Đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; nút giao thông trung tâm quận Long Biên; cầu vượt nút Bắc Hồng (huyện Đông Anh); đường Vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái cùng các công trình chống ùn tắc trong nội đô như cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, nút giao Cổ Linh; đường Vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường Vành đai 3,5 đoạn Đại lộ Thăng Long - quốc lộ 32… Những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.
Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và phát huy nội lực của Thủ đô, sau nhiều năm nỗ lực, đến nay, thành phố Hà Nội đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32km chạy qua địa bàn), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46km của 7 tuyến đường vành đai.
Trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, thời gian qua mạng lưới xe buýt Hà Nội tiếp tục được phát triển, điều chỉnh hợp lý hóa để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Cụ thể, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố gồm 154 tuyến, đã tiếp cận 30/30 quận, huyện, thị xã đạt 100%...Xe buýt cũng kết nối với 7 tỉnh thành lân cận như: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Qua đánh giá, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2022 đạt 340 triệu lượt hành khách, trong đó buýt trợ giá đạt 334 triệu lượt.
Đặc biệt, Thành phố đã triển khai thi công các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã đi vào hoạt động. Là người thường xuyên sử dụng dịch vụ tàu điện, chị Hoàng Thị Xuân Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, việc Thành phố phát triển hạ tầng giao thông công cộng, phục vụ người dân đi lại là rất đáng hoan nghênh. “Đi làm bằng tàu điện rất thuận lợi, giảm bớt việc phải chờ lâu do ùn tắc. Điều này cũng giúp cho đường phố Hà Nội thông thoáng xe cộ hơn, giảm bớt ô nhiễm. Tôi hy vọng, Hà Nội sẽ tiếp tục có những giải pháp mới về hạ tầng giao thông để giảm bớt áp lực cho vùng nội đô đông dân”, chị Mai bày tỏ.
Tập trung nguồn lực hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng
Nhiều năm qua, hàng loạt dự án giao thông khung của Hà Nội nằm im trên bản đồ quy hoạch, trong khi áp lực phương tiện giao thông gia tăng nhanh chóng, vượt thiết kế của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Một số dự án đã triển khai xây dựng gặp nhiều vướng mắc như tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội; hầm chui Kim Đồng; quốc lộ 1 cũ…
Để tháo gỡ khó khăn, Hà Nội đã quyết tâm mạnh mẽ, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Điển hình như dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Chưa khi nào Thủ đô có một dự án giao thông được quan tâm, tập trung mọi nguồn lực, huy động đồng bộ cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt như vậy.
Tuyến đường sắt đô thị góp phần giảm ùn tắc giao thông cho nội đô. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Bên cạnh đường Vành đai 4, những tuyến đường huyết mạch thay đổi diện mạo tương lai của thành phố đã được định hình rõ nét. Giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố tập trung phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh, lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi, hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường tỉnh lộ, đường vành đai, trong đó đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô nối Hà Nội với các tỉnh, kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, kết nối nội vùng và liên vùng.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên đánh giá, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, kết cấu hạ tầng nói chung, trong đó có hạ tầng giao thông Thủ đô đã có bước chuyển hóa mới như hệ thống đường bộ, cầu vượt, giao thông công cộng hiện đại, cầu vượt qua sông Hồng phát triển; nhiều tuyến đường, ngõ nhỏ được cải tạo, chỉnh trang…
Để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hạ tầng giao thông Thủ đô, trước mắt Thành phố cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung, xác định đây là khâu đột phá. Để có nguồn lực thực hiện, Thành phố cần rà soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm để tập trung đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác theo từng giai đoạn; đồng thời xây dựng phương án, cơ chế chính sách để đa dạng nguồn vốn, vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng, huy động nguồn lực bằng việc phát hành trái phiếu, đấu giá đất, cổ phần hóa doanh nghiệp, tiếp tục tháo gỡ vướng mắc và kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xã hội hóa đầu tư thực hiện các dự án giao thông khung theo quy hoạch.
Tham luận tại hội thảo góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tổ chức vừa qua, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết, có nhiều yêu cầu phát triển đối với hệ thống giao thông vận tải của Thủ đô như: Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, đường vành đai; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông và chính sách ưu tiên phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD)…
Để triển khai được các định hướng lớn nêu trên, theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chương cần giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông - vận tải trong đô thị trong đó định hướng chung là phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, Bus, BRT; giảm phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Trong đó cấp bách là nhu cầu xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03