Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công đoàn cơ sở | |
Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn từ cơ sở |
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm 2018
Trong 9 tháng đầu năm 2018, kinh tế Thủ đô tiếp tục ổn định, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ; thu hút đầu tư tiếp tục tăng mạnh; các tổ chức tín dụng trên địa bàn hoạt động tốt, đảm bảo cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh; giá cả hàng hóa và dịch vụ cơ bản ổn định; công nghiệp, thương mại và du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ; nông nghiệp phát triển tốt, hướng vào năng suất, chất lượng... Theo số liệu ước tính của Cục Thống kê, GRDP trên địa bàn 9 tháng đầu năm tính theo phương pháp mới ước tăng 7,17% (cùng kỳ 6,87%). Thu ngân sách đạt hơn 166 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ.
Du lịch tiếp tục phát triển tốt, khách quốc tế có lưu trú ước đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 20%. Về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay thành phố có 4 huyện được công nhận huyện NTM và 294/386 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 76,16%. Trong số 92 xã còn lại, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 14 tiêu chí, bình quân đạt 18 - 19 tiêu chí/xã. Dự kiến cuối năm 2018, có thêm 30 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 324/386, chiếm 83,94%; có thêm 4 huyện đạt chuẩn, nâng tổng số lên 8 huyện.
Hội nghị lần thứ mười lăm Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI |
Tham luận tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quang, Bí thư Huyện ủy Đông Anh bày tỏ sự thống nhất cao với báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018 của thành phố. Về phía huyện Đông Anh, 9 tháng vừa qua, tăng trưởng kinh tế đạt 12%, mức khá cao so với cùng kỳ. Công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả rõ nét, xây dựng NTM đạt tiến độ khá trên nhiều chỉ tiêu… Nhấn mạnh sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Nguyễn Quang Thiều cho rằng, kết quả này đã tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội Thủ đô đạt kết quả cao trong 9 tháng vừa qua.
“Hiện tại, trên địa bàn có 147 dự án đang thực hiện, với diện tích phải thu hồi lên tới 408 ha, liên quan hơn 10.000 hộ dân. Quận Bắc Từ Liêm xác định phải làm tốt công tác lập hồ sơ kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân và không phát sinh khiếu nại phức tạp. Quận cũng kiến nghị thành phố đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch các dự án trên địa bàn quận nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhân dân”, ông Nguyễn Quang Thiều kiến nghị.
Ông Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Tổ trưởng Tổ soạn thảo Đề án mô hình thí điểm chính quyền đô thị thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ báo cáo đề án với Bộ Chính trị vào tháng 12/2018, báo cáo Chính phủ quý I/2019 và trình Quốc hội xây dựng, ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm quý IV/2019. Sau khi được thông qua, nếu thực hiện theo phương án 1 sẽ đề xuất thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND tại phường trước từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 và sau đó sẽ thực hiện việc không tổ chức HĐND xã, thị trấn từ đầu nhiệm kỳ 2026 - 2031. |
Nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong năm 2018, các quận, huyện cũng đã kiến nghị với thành phố nhiều nội dung cụ thể. Ông Hoàng Mạnh Phú, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ kiến nghị thành phố có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, sớm có quy hoạch, lộ trình và kế hoạch sử dụng đất để tránh làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ.
Trong khi đó, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng kiến nghị thành phố đốc thúc tiến độ các dự án nhằm phát triển kinh tế du lịch theo tinh thần Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; thí điểm lắp camera an ninh ở địa bàn các quận. Còn ông Trần Văn Khương, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì kiến nghị thành phố quan tâm đến chính sách tái định cư phục vụ các dự án trên địa bàn huyện nhằm bảo đảm phục vụ thi công đúng tiến độ.
Bà Phạm Thanh Mai, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố cho rằng, dự kiến thành phố sẽ đạt và vượt 19/20 chỉ tiêu đề ra trong năm nay. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, thành phố cần đặc biệt tập trung thực hiện một số chỉ tiêu khó như: Cấp nước sạch nông thôn, công nhận lại trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn quốc gia... Một chỉ tiêu khác dự báo cũng rất khó khăn, phải được tập trung cao độ là chỉ số giá tiêu dùng, vì đến nay, chỉ số giá tiêu dùng của thành phố đã ở mức 3,99%, cao hơn cùng kỳ năm trước (3,51%). Các ban HĐND Thành phố cũng đề nghị UBND Thành phố tiếp tục tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, giao đất dịch vụ, đánh giá tác động của một số luật, nghị định mới có hiệu lực...
Mục tiêu là phục vụ người dân tốt hơn
Hội nghị cũng đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp vào Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy cho biết, Đề án xác định 5 nguyên tắc, trong đó cần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền đô thị; bảo đảm phát huy quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị, xây dựng chính quyền đô thị thực sự là của dân, do dân, vì dân.
Tổ chức thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị phải bảo đảm tính tập trung, thống nhất, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả cao. Quá trình tổ chức thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội phải bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của Thủ đô và có bước đi, lộ trình phù hợp...
Dự thảo Đề án Thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội đề xuất 2 phương án định hướng thiết kế thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Phương án 1 là xây dựng mô hình tổ chức hai cấp chính quyền (cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã); một cấp hành chính (tại xã, phường, thị trấn). Phương án 2 là xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (thành phố), 1 cấp hành chính (quận, huyện, thị xã) và 1 cơ quan hành chính đại diện (xã, phường, thị trấn).
Cả 2 phương án đều được đề xuất trên cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền đô thị, thực tiễn tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội hiện nay, cũng như bối cảnh, vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030. Nội dung của 2 phương án không mâu thuẫn nhau, chỉ khác nhau về mức độ cải cách, đổi mới đối với chính quyền các cấp của Hà Nội từng bước, theo lộ trình, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã.
Tại hội nghị, ý kiến các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Đề án thí điểm xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Các đại biểu cơ bản thống nhất phương án 1 và đề nghị có lộ trình cụ thể và thời gian phù hợp thực hiện đề án. Các đại biểu cũng đề nghị thành phố có chuẩn bị về công tác cán bộ; phối hợp chặt chẽ các Bộ để xây dựng các Nghị định trình Chính phủ ban hành đề án; đồng thời đề nghị đến năm 2026 bỏ HĐND cấp xã, phường, thị trấn. Về vấn đề này, Bí thư huyện Đông Anh Nguyễn Văn Quang cũng đồng tình cao với phương án 1 và cho rằng đây là phương án khả thi, trong đó giảm số đại biểu HĐND và tăng cường đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để đề án thí điểm xây dựng chính quyền đô thị khi bắt đầu triển khai có hiệu quả, ông Trương Quang Thiều, Bí thư quận Bắc Từ Liêm cho rằng cần lộ trình chuẩn bị cho công tác cán bộ. Bên cạnh đó, cần rà soát lại việc ủy quyền, phân cấp trong quá trình tổ chức thực hiện. Cho rằng mục tiêu đề án là để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, song Bí thư Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng đề nghị cần nghiên cứu xây dựng lộ trình phù hợp với từng nội dung cụ thể, đặc biệt là chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nếu không sẽ lúng túng khi đề án bắt đầu thí điểm.
Trần Vũ – Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở
Nhịp sống Thủ đô 31/01/2025 08:35
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:26
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:00