--> -->

Nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước cho học sinh Thủ đô

Không chỉ tài nguyên rừng, tài nguyên cũng nước không phải là vô hạn và đang có nhiều biến đổi phức tạp trong những năm gần đây. Nhằm chủ động nâng cao nhận thức, hiểu biết về tài nguyên nước đồng thời sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả cho các em học sinh, các trường học trên địa bàn Thủ đô đã chung tay cùng các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục, thay đổi nhận thức cho những người chủ đất nước trong tương lai.
Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước Không để nguồn nước bị mất an toàn Tài nguyên nước đang bị sử dụng lãng phí

Tại một buổi họp của các em học sinh Trường TH, THCS và THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân) để chuẩn bị cho cuộc thi tìm kiếm sáng kiến nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt dành cho học sinh Hà Nội; các em học sinh tham dự đến từ nhiều cấp học và độ tuổi khác nhau nhưng cùng hướng đến tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm nước hiệu quả trong nhà trường và gia đình.

Đội thi của trường Khương Hạ có tên WEWAM. Các hoạt động nằm trong chuỗi sáng kiến mà các em đề ra là tái sử dụng nước rửa tay để tưới cho các bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường; tổ chức thi vẽ tranh cho các em học sinh khóa dưới đặc biệt là khối tiểu học; đề xuất bổ sung các điều khoản liên quan tới quy định sử dụng nước trong bảng nội quy chung của nhà trường.

Qua sự định hướng, hỗ trợ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường cùng sự đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực của các thành viên, WEWAM đến từ trường Khương Hạ đã xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Nhưng hiệu quả to lớn đằng sau mỗi sáng kiến, ý tưởng được áp dụng trong trường là đã từng bước thay đổi được nhận thức của các em học sinh trong việc chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và khơi dậy ý thức trách nhiệ của các em trong việc gìn giữ môi trường sống…

Nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước cho học sinh Thủ đô
Các trường học trên địa bàn Thủ đô triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục, thay đổi nhận thức cho những người chủ đất nước trong tương lai. (Ảnh minh họa: B.D)

Được biết, sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội” do Viện Khoa học Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện nằm trong khuôn khổ Quỹ Thúc đẩy sáng kiến Tư pháp (Quỹ JIFF) - một trong hai hợp phần của Dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh châu Âu tài trợ và Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản. Sáng kiến được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước, các quy định sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt tại Hà Nội. Từ đó hình thành hành vi sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong các học sinh, lan tỏa thông điệp đến nhà trường, gia đình và khu vực các em sinh sống.

Sáng kiến đã lựa chọn thực hiện thí điểm tại 3 trường liên cấp tại Hà Nội là Trường TH, THCS và THPT Khương Hạ; Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy và Trường Quốc tế Dewey) với các mục tiêu chính như: xây dựng chương trình nâng cao nhận thức trực tuyến trên nền tảng web để cung cấp kiến thức về giá trị tài nguyên nước, các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt (e-Pro Water) cho 3 cấp học; sử dụng phần mềm để nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày cho học sinh, giáo viên và gia đình tại Hà Nội; đóng góp ý kiến tham mưu cho cơ quan quản lý về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại Hà Nội và các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt tiềm năng.

Được triển khai từ tháng 6/2023 đến hết tháng 4/2024, các đơn vị có liên quan đã hoàn thiện điều tra khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết về hiện trạng nhận thức, hiện trạng sử dụng nước và nhu cầu/sở thích/thói quen của học sinh và giáo viên để đề xuất một chương trình nâng cao nhận thức phù hợp… Với mục tiêu ban đầu đề ra, sáng kiến đã tác động đến 1.050 trẻ em, 600 phụ nữ (bao gồm giáo viên nữ và phụ huynh nữ) và 400 giáo viên, phụ huynh nam qua những hoạt động trực tiếp và lan tỏa gián tiếp từ các em học sinh.

Khí hậu toàn cầu đang biến đổi thất thường, sự biến đổi tiêu cực của nguồn tài nguyên nước thường xuyên xuất hiện trong những năm vừa qua tại Việt Nam. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức đặc biệt là cho lứa tuổi học sinh - những người chủ tương lai của đất nước là những việc làm thiết thực, thúc đẩy trực tiếp tới kết quả của việc thích ứng trong tương lai đối với nguồn tài nguyên nước của chúng ta.

Sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội” do Viện Khoa học Tài nguyên nước thực hiện nằm trong khuôn khổ Quỹ Thúc đẩy sáng kiến Tư pháp (Quỹ JIFF) - một trong hai hợp phần của Dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh châu Âu tài trợ và Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản.

Sáng kiến được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước, các quy định sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt tại Hà Nội. Từ đó hình thành hành vi sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong các học sinh, lan tỏa thông điệp đến nhà trường, gia đình và khu vực các em sinh sống.

Mới đây, tại Hội thảo tổng kết nghiệm thu sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội” do Viện Khoa học tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức, bà Nguyễn Tú Anh - Phó Trưởng phòng điều hành Phòng Kinh tế và Quản lý tài nguyên nước, Giám đốc Sáng kiến cho biết, các đơn vị có liên quan đã hoàn thiện điều tra khảo sát, thu thập thông tin cần thiết về hiện trạng nhận thức, hiện trạng sử dụng nước và nhu cầu/sở thích/thói quen của học sinh và giáo viên để đề xuất một chương trình nâng cao nhận thức phù hợp; hoàn thiện xử lý số liệu điều tra khảo sát, đánh giá được hiện trạng nhận thức và hiện trạng sử dụng nước.

Đánh giá nhu cầu, đề xuất cách thức xây dựng bộ tài liệu nâng cao nhận thức về tài nguyên nước, trang web, trò chơi tương tác e-Pro Water phù hợp cho đối tượng học sinh và giáo viên. Đồng thời, hoàn thiện xây dựng bộ 6 tài liệu nâng cao nhận thức dành cho đối tượng giáo viên và học sinh 3 cấp, hoàn thiện xây dựng trang web có tích hợp đầy đủ bộ tài liệu và trò chơi tương tác e- Pro Water.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động